ClockThứ Bảy, 28/09/2024 17:27

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2024”

TTH.VN - Tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ 3, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục: Top Tổ chức/Doanh nghiệp Khoa học&Công Nhệ và Đổi mới sáng tạo.​

TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA và TS Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trao Chứng nhận và biểu trưng "Top Tổ chức/Doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo" cho các đơn vị. Ảnh: TTBT

Chương trình do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam (VUSTA) chủ trì, giao Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam tổ chức.

Việc biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp; biểu dương những thành công tiêu biểu, tiên phong trong công cuộc phát triển CMCN 4.0 và chuyển đổi số thuộc khối hành chính Nhà nước, doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế số; tạo sân chơi cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà máy thông minh, sản xuất thông minh, nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị kinh doanh.

Chương trình cũng hướng đến sự liên kết, kết nối cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp; hỗ trợ, tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế số.

 Kiểm soát vé điện tử du khách vào Đại Nội  

Ông Võ Quang Huy - Phó Chánh Văn phòng Trung tâm BTDTCĐ Huế thông tin, thời gian qua, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã ứng dụng và đưa vào vận hành nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số, khoa học công nghệ nhằm phát huy các giá trị di sản, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng khung kiến trúc chuyển đổi số của Trung tâm; xây dựng kiến trúc về ứng dụng, công nghệ; phát triển hạ tầng nền tảng và hạ tầng các thiết bị ứng dụng để phù hợp và phát huy các giá trị di sản văn hóa hiện có. Đồng thời là cầu nối để đưa di sản Huế đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2024 là chương trình được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2022, dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông. Tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm nay, Ban tổ chức đã xét chọn từ 200 hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia để lựa chọn 30 hồ sơ đạt ở 4 hạng mục: Top doanh nghiệp Công nghiệp 4.0 Việt Nam; Top tổ chức, doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo; Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và Giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 và Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện CMCN 4.0 và chuyển đổi số. Trong đó, Trung tâm BTDTCĐ Huế được vinh danh ở hạng mục Top Tổ chức/Doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo.

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong CMCN 4.0”, Phó Chánh Văn phòng Võ Quang Huy -  đại diện Trung tâm đã chia sẻ về định hướng phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số

Trong thời kỳ công nghệ số, thanh niên đóng vai trò chủ chốt trong tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. Đây là lực lượng để kết nối và hỗ trợ cộng đồng trong việc ứng dụng công nghệ, giúp giảm khoảng cách số và nâng cao chất lượng dịch vụ công trên địa bàn.

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số
Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa

Đó là chủ đề hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc do Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Hội Nội khoa Việt Nam tổ chức ngày 5/10. Tham dự có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Hội nghị thu hút hơn 700 đại biểu cùng các chuyên gia trong, ngoài nước.

Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa

TIN MỚI

Return to top