ClockThứ Năm, 28/09/2023 14:46

Trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông”

TTH.VN - Hàng trăm hình ảnh, hiện vật liên quan đến chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông” vừa được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Đông trưng bày vào sáng 28/9.

Khai mạc không gian trưng bày "Sắc màu rằm tháng Tám"Triển lãm hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật BảnBảo tàng là nơi triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa cho người dânTrưng bày không gian áo dài tại cung An Định

 Một góc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông”. Ảnh: A. Lực

Diễn ra tại Nhà Văn hóa dân tộc huyện Nam Đông, chuyên đề trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 100 hình ảnh, 80 hiện vật, tập trung vào ba chủ đề chính: Thiên nhiên và con người huyện Nam Đông; Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Nam Đông là một huyện miền núi giàu truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu. Bên cạnh đó, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy… tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu về phong tục tập quán, sinh hoạt hàng ngày của các đồng bào dân tộc thiểu số qua nhiều thế hệ được gìn giữ và phát huy.

Theo lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, trưng bày chuyên đề lần này gắn liền với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội và quá trình phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế nói chung, của huyện Nam Đông nói riêng. Từ đó tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn về vị trí, vai trò, ý nghĩa giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo ra trong tiến trình phát triển xã hội. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 29/9.

Tặng tủ sách cộng đồng cho một số xã trên địa bàn huyện Nam Đông. Ảnh: A. Lực

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Đông tổ chức bàn giao các trang thiết bị văn hóa như sách, giá sách, nhạc cụ, đạo cụ… phục vụ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể cho một số xã trên địa bàn huyện. Chương trình hướng đến góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho các đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng.

*Cùng ngày 28/9, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Huế tổ chức lớp tập huấn du lịch “Quảng bá Di sản Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với phát triển du lịch” tại huyện Nam Đông.

Lớp tập huấn với 65 học viên là cán bộ văn hóa của các xã, thị trấn và đại diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Nam Đông. Tham gia lớp học, các học viên sẽ được cung cấp, bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng cơ bản như khái niệm du lịch văn hóa, khai thác các giá trị văn hóa của đồng dân tộc trong hoạt động du lịch; phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch...

Thông qua lớp tập huấn sẽ giúp các học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên văn hóa trong hoạt động du lịch, góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, hấp dẫn để thu hút khách tham quan, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương trong thời gian đến.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top