ClockChủ Nhật, 26/02/2023 15:49

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hoá Việt NamTránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩuViệt Nam trúng cử Phó Chủ tịch Ủy ban bảo vệ đa dạng văn hóa UNESCOBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn

GS.TS. Phạm Tất Dong: Đề cương về văn hoá Việt Nam khẳng định 3 nguyên tắc “dân tộc”, “khoa học” và “đại chúng”

Vấn đề rất cơ bản đối với một đất nước đó là phải xác định được nền văn hóa của mình vì có văn hóa mới có sự tồn tại. Mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một văn hóa riêng với những đặc trưng riêng, tạo ra một thế giới rất phong phú về văn hoá.

Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Ảnh: baotanglichsu.vn

Cho đến nay, thế giới đã có rất nhiều nền văn hóa khác nhau đến từ mỗi quốc gia, và đó chính là lẽ sinh tồn bởi nếu cả thế giới mà chỉ có một nền văn hóa thì không thể phát triển như bây giờ.

Tháng 2/1943, Đề cương về văn hóa Việt Nam được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội). Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Khi lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rất coi trọng vấn đề văn hóa và Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 ra đời chính là thể hiện chiến lược về văn hóa của Đảng. Đề cương đã nêu ra 3 tính chất, nguyên tắc cực kỳ quan trọng và đúng đắn để xây dựng văn hóa Việt Nam, đó là tính "dân tộc", "khoa học" và "đại chúng".

Không chỉ văn hoá, toàn bộ những hoạt động trong xã hội đều phải mang 3 tính chất, 3 nguyên tắc mà Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 nêu ra, và đến nay những nguyên tắc ấy vẫn nguyên giá trị.

Một nền văn hóa như Việt Nam chắc chắn phải mang tính dân tộc, tính khoa học và đại chúng. Tức là trong 80 năm qua, dù ở trong bất cứ giai đoạn nào và cho đến ngày nay, chúng ta đã bước đến thời kỳ chuyển đổi số, bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì những nguyên tắc này cũng không thay đổi.

Chúng ta đã đi qua những giai đoạn, hình thức phát triển khác nhau của xã hội, từ giai đoạn nông nghiệp lạc hậu sang giai đoạn kiến thiết hòa bình, hướng tới xã hội công nghiệp cho đến giai đoạn xây dựng xã hội công nghiệp với việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sau đó là đi đến nền kinh tế tri thức… dù ở giai đoạn nào, với nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng, chúng ta đã xây dựng được đất nước có bản sắc văn hóa riêng nhưng đồng thời luôn luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và gắn kết với văn hóa của tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới .

Sau 80 năm, tức đã qua gần 1 thế kỷ, đất nước đã có rất nhiều thay đổi. Ví dụ năm 1943, khi Đảng ban hành Đề cương về văn hóa thì đất nước ta có đến 95% dân số mù chữ, nhưng đến nay 98% dân số biết chữ, trong đó có hàng triệu người có trình độ Đại học và cao hơn.

Cùng với đó, nền khoa học của chúng ta đã thay đổi từ "nền nông nghiệp con trâu cái cày" thì hiện nay đã có một nền nông nghiệp xanh và thông minh với nhiều công nghệ mới và chúng ta đã có những sản phẩm nông nghiệp đứng ngang hàng với các nước hàng đầu trên thế giới… Hay công nghiệp cũng đã phát triển mạnh với những nhà máy, những sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu sang nước ngoài…

Như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đã khác trước rất nhiều. Chính vì lẽ đó, sau 80 năm có những vấn đề rất mới được đặt ra đối với văn hoá.

Chẳng hạn như hiện nay, chúng ta bước vào giai đoạn chuyển đổi số và việc chuyển đổi số cũng đã đặt ra cho chúng ta một khái niệm mới về "văn hóa mạng", nghĩa là bên cạnh không gian hiện thực thì hiện chúng ta còn có một không gian ảo. Đây là một hiện thực mới mẻ hơn trước nhiều khi chúng ta có thêm một môi trường mạng với không gian văn hóa cũng cực kỳ lớn.

Điều này đặt cho chúng ta vấn đề phải nghiên cứu về văn hóa mạng và xây dựng văn hóa mạng, mỗi người tham gia không gian mạng đều phải có văn hoá, tức là phải có hiểu biết về luật lệ, về đạo đức, nghi thức, sức khỏe trên mạng… Bởi thông tin xấu trên môi trường mạng internet nếu không được kiểm soát sẽ lan truyền rất nhanh và gây ra tác hại rất khủng khiếp.

Bên cạnh đó, một xã hội công nghệ cũng sẽ tạo ra văn hóa của xã hội công nghệ. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh và hiện thân là các robot thông minh xuất hiện và đang dần thay thế rất nhiều vai trò của con người. Nhiều người lo ngại trí tuệ nhân tạo sẽ khiến con người thất nghiệp nhưng thực chất không phải như vậy. Chúng ta phải thích nghi và tạo ra một "văn hóa học tập", và việc học tập ở đây là học tập suốt đời.

Văn hóa học tập này sẽ làm cho con người thích nghi với những thay đổi của thế giới, giúp con người luôn nâng cao kỹ năng, học tập và hiện đại hóa các kỹ năng của mình.

Trong thế giới hiện nay luôn phải có sự cân bằng giữa tính toàn cầu hóa và tính bản địa. Vì vậy, có văn hóa bản địa nhưng cũng phải chú ý đến văn hóa toàn cầu và sự cân bằng này giúp văn hóa của đất nước phát triển. Việc tiếp cận, tiếp biến văn hóa thế giới và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới bổ sung cho văn hóa bản địa.

Cùng với đó, cũng phải nghiên cứu, dự báo thêm những phương diện văn hoá, những nét văn hóa mới sẽ có thể phát sinh để bổ sung và Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 sẽ là kim chỉ nam để chúng ta bổ sung thêm những văn hóa mới đó.

TS. Nguyễn Viết Chức: Đề cương về văn hoá Việt Nam thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định "Văn hóa soi đường quốc dân đi". Văn hóa là một trong ba mặt trận của cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa, văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển…

Theo các chuyên gia ngành văn hóa, sự cân bằng giữa tính toàn cầu hóa và tính bản địa giúp văn hóa của đất nước phát triển. Ảnh: L.S

Vì vậy, tuy đang phải tập trung cho cách mạng giải phóng dân tộc nhưng Đảng rất quan tâm đến văn hóa và Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời chính là ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân.

Đề cương đã khẳng định tính chất, bản chất của nền văn hóa mới. Đảng luôn đặt, đề cao vị trí, vai trò của văn hóa và nhận thức được rằng muốn xây đựng được xã hội mới thì dứt khoát phải quan tâm đến vấn đề văn hoá. Dứt khoát xã hội mới thì phải có nền văn hóa mới, bởi nền văn hóa đang bị đế quốc, thực dân nô dịch, đang bị định kiến kìm kẹp thì nền văn hóa ấy dù có những yếu tố dân tộc rất tốt cũng không đủ để xây dựng xã hội mới.

Đề cương về văn hóa Việt Nam đã xác định cách mạng văn hóa muốn thành công thì phải do Đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo toàn diện, tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng… Đảng xác định và nhận vai trò đó trước dân tộc nên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa là hoàn toàn chính xác. Đây là một trách nhiệm nặng nề và vinh quang mà Đảng đã nhận trước dân tộc.

Và điều này đã được thể hiện ở chỗ, suốt quá trình lãnh đạo, Đảng luôn luôn quan tâm phát triển văn hóa và luôn chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề về văn hoá. Những thành tựu được biết đến và những hạn chế cũng được nhìn nhận rất thẳng thắn.

Ngay tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vừa qua, Đảng đã khẳng định còn những khiếm khuyết, khuyết điểm ở một số lĩnh vực khi quan tâm, đầu tư cho văn hóa còn chưa tương xứng với chính trị, kinh tế dẫn đến một số hệ lụy Điều đó thể hiện tính nghiêm túc, nghiêm khắc trong xây dựng văn hóa cũng như lãnh đạo toàn xã hội.

Sau Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng tiếp tục có thêm những văn kiện quan trọng khẳng định vai trò, vị thế của văn hoá, có thể kể đến như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII hay Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Phải khẳng định đường lối của Đảng về văn hóa là xuyên suốt, ngay trong cách mạng, trong đấu tranh giải phóng dân tộc và cho đến bây giờ.

Năm 1946, một năm sau khi giành được chính quyền, Đảng đã tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, đến năm 1948 tiếp tục tổ chức Hội nghị văn hóa lần thứ hai và gần đây nhất năm 2021 Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ ba tiếp tục được tổ chức. Cùng với đó là các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đã rất nhiều lần bàn về phát triển văn hoá.

Nói về Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và tiếp tục các khóa sau này như Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI thì có thể nói những người làm công tác nghiên cứu và quản lý văn hóa đều coi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII như kim chỉ nam, một sổ tay, một bảo bối để làm công tác lãnh đạo được chính xác, đúng đắn. Nghị quyết đã xác định vai trò, vị trí của văn hoá, đồng thời nêu những nhiệm vụ của văn hóa rất rõ ràng.

Có thể nói, tất cả những Hội nghị, những văn kiện, Nghị quyết của Đảng về văn hóa đều xuyên suốt một điều rằng "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Trong bối cảnh nào Đảng cũng khẳng định văn hóa có vị trí vô cùng quan trọng, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển…

Phải khẳng định chắc chắn rằng bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Bởi, Đề cương đã khẳng định đúng đắn vị trí, vai trò của văn hoá, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa chính trị, kinh tế và văn hóa và đặc biệt xác định được tính chất của nền văn hóa mới đó là "dân tộc", "khoa học" và "đại chúng". Đây là những tính chất, những nguyên tắc không thay đổi.

Theo tôi, trong điều kiện ngày nay thì giá trị của văn hóa lại càng phải được đề cao. UNESCO đã nhắc nhở rằng: "Ở đâu phát triển kinh tế mà không quan tâm đến văn hóa thì hệ lụy sẽ khôn lường". Không phải chỉ kinh tế không phát triển được mà xã hội sẽ lâm vào khủng hoảng, suy thoái, đồi bại.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển văn hoá, tuy nhiên vẫn có không ít những vấn đề về văn hóa đã ở mức báo động. Chẳng hạn như trong xã hội những tệ nạn đang ngày càng tăng cả về số lượng, cường độ, mức độ và tính chất. Hay như chuyện tham nhũng, tham ô, nhũng nhiễu chưa bao giờ ở mức độ lớn như hiện nay, nội bộ Đảng cũng có những "bộ phận không nhỏ" suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng có thể nói nguyên nhân cơ bản vẫn là do con người, là do văn hoá.

Vì vậy, tập trung đầu tư cho văn hoá, xác định lại để quán triệt sâu sắc Đề cương về văn hóa Việt Nam cách đây 80 năm với toàn bộ những đường lối, những Nghị quyết của Đảng và đem những những đường lối đúng đắn đó vào cuộc sống thì mới có thể loại bỏ những điều không tốt đẹp trong xã hội.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top