ClockThứ Ba, 07/01/2025 15:03

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TTH.VN - Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Cơ hội mới cho nhà rường cổ Bao VinhBảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh - Kỳ I: Nhà rường cổ… “kêu cứu”Hồn phố trong Khanh

 Những ngôi nhà cổ trên đường Bạch Đằng thuộc khu phố cổ Gia Hội

Đó là trăn trở của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đặt ra tại tọa đàm “Phố cổ Gia Hội - đi lên từ sự khác biệt” được Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức ngày 7/1 tại không gian Lan viên cố tích 2 (94 - 96 - 98 Bạch Đằng, Q. Phú Xuân).

“Đông Ba - Gia Hội hai cầu/Ngó vô Diệu Đế bốn lầu hai chuông”, rất nhiều người đã dẫn lại hình ảnh biểu trưng phồn hoa rực rỡ như thế để nói về phố cổ Gia Hội của một thuở xa xưa. Thế nhưng nhìn ở thì hiện tại, khu phố cổ nằm giữa lòng trung tâm đô thị Huế tỏ ra im lặng, và được xem là “ít chịu phát triển” dù được đánh giá là vùng đất tiềm năng, với nhiều lợi thế về văn hóa, lịch sử.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, để phá vỡ thế bế tắc cho phố cổ Gia Hội, chính quyền cần đặc biệt quan tâm để triển khai quy hoạch chi tiết khu vực này. Xa hơn cần đầu tư xứng đáng bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các di sản phong phú trên địa bàn. Ngoài ra, người dân trong vùng cũng cần thay đổi, nỗ lực trong việc tiếp cận và sử dụng di sản… Một số ý kiến khác còn nêu ra lợi thế khai thác du lịch bằng đường bộ lẫn đường sông ở các địa danh nổi tiếng của Gia Hội.

 Một góc phòng tranh Đông Ba

Nằm trong chương trình tọa đàm còn có buổi ra mắt phòng tranh Đông Ba. Phòng tranh đặt bên trong không gian Lan viên cố tích 2. Với hàng chục tác phẩm hội họa vẽ các đề tài về Huế bằng nhiều chất liệu khác nhau, phòng tranh tạo nên một điểm đến mới cho những ai quan tâm, yêu thích nghệ thuật.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top