ClockThứ Bảy, 20/04/2019 19:10

Giỗ tổ nghề ca Huế

TTH.VN - Ngày 20/4 (tức 16/3 âm lịch), đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công ca Huế, ca kịch Huế đã tề tựu tại Cổ nhạc từ (5/127 Nguyễn Trãi, TP. Huế) để tham dự lễ giỗ tổ nghề ca Huế.

Châu Hương Viên & ước nguyện hồi sinhBiểu diễn ca Huế tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị

Trình tấu nhạc tại buổi lễ

Các nghệ nhân, nghệ sĩ đã kính cẩn dâng hương lên các vị tổ nghề, tưởng nhớ công ơn các bậc tổ sư của bộ môn ca nhạc truyền thống Huế, một loại hình nghệ thuật lâu đời và có vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Cổ nhạc hay còn gọi là Cổ nhạc từ là ngôi nhà thờ duy nhất tổ ngành ca nhạc truyền thống Huế trên đất Cố đô. Đây cũng là nơi thờ các vị thánh tổ khai sáng âm nhạc nước nhà.

Khu vực nhà thờ Cổ nhạc nguyên là Cung tôn miếu do vua Thành Thái tạo lập năm 1891 để thờ phụ hoàng là vua Dục Đức. Đến năm 1899, hoàng đế Dục Đức được đưa về thờ ở điện Long Ân, miếu Cung tôn bị bỏ phế đến năm 1966 thì được giao cho Ban Cổ nhạc Đại nội sử dụng để xây dựng từ đường. Nhà thờ Cổ nhạc ra đời từ đó.

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc

TIN MỚI

Return to top