ClockThứ Hai, 14/01/2019 06:39

Đưa ca Huế vào học đường

TTH.VN - Trong khuôn khổ hoạt động ngoại khóa “Chúng em với di sản quê hương” do Trường THCS Chu Văn An tổ chức chiều 13/1 tại lăng Tự Đức, CLB Ca Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu ca Huế cho các em học sinh.

Ca Huế trước thách thức bảo tồnCa Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Giới thiệu ca Huế cho các em học sinh. Ảnh: Diệu Bình

Các nghệ nhân, nghệ sĩ của CLB Ca Huế đã giới thiệu đến các em học sinh những kiến thức căn bản về ca Huế, không gian diễn xướng và các loại nhạc cụ truyền thống. Các em còn được nghe giới thiệu về nhã nhạc, các làn điệu dân ca, cũng như nghe những bài bản, làn điệu liên quan đến triều Nguyễn, như: “Phẩm tiết” do công chúa Mai Am soạn lời, “Long ngâm”, điệu chầu văn “Uy nghi ngọc trản”, “Lộng điệp”, “Lý mười thương”…

Đây là hoạt động thể hiện nỗ lực của CLB Ca Huế trong việc đưa ca Huế vào học đường, giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống của quê hương. Trước đó, chương trình tương tự đã được tổ chức ở Trường Dân tộc nội trú Nam Đông, Trường THCS Phú Xuân, Trường THPT chuyên Quốc Học và Trường THPT Nguyễn Huệ.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

TIN MỚI

Return to top