ClockThứ Bảy, 17/02/2018 15:09

Đu tiên Điền Hòa vào hội

TTH.VN - Ngay từ sáng sớm ngày 17/2 (mùng 2 Tết), người dân từ các nơi đổ về sân bóng đá xã Điền Hòa (Phong Điền) để tham dự Hội Đu tiên truyền thống xuân Mậu Tuất năm 2018 do UBND xã Điền Hòa tổ chức.
Chuẩn bị đu 

Anh Lê Quang Nhật (xã Điền Hải, Phong Điền) cho biết, năm nào cũng vậy, anh và gia đình đều đưa các cháu  về xem hội đu tiên. Đây là hoạt động văn hóa - thể thao đầu năm của các xã Ngũ Điền. Hội đu là dịp để người dân các nơi giao lưu, tạo không khí vui tươi, phấn khởi đầu năm mới và cũng là dịp gắn kết tình đoàn kết.

Đông đảo khán giả đến xem hội đu từ sáng sớm

Nam thanh nữ tú đu tiên. Clip: Hồ Tân 

Lễ hội đu tiên có từ trước ngày giải phóng. Hàng năm, con cháu trong thôn, trong xã, kể cả  kiều bào về quê ăn Tết và các nơi khác đều tụ họp về đây vui chơi, giải trí dịp đầu năm.

Để chuẩn bị cho hội đu tiên truyền thống, ban tổ chức Hội đu đã phải tìm những cây tre ngà lớn chắc chắn và có dáng cong; các giá đu, đòn đu và gióng đu được liên kết với nhau bằng các nuột thừng, tre, mây... tạo độ nhún để người chơi có thể bay lên cao. Các vận động viên tham gia thi đấu được buộc đai đảm bảo an toàn cho cuộc thi.

Lễ hội đu tiên nhằm giữ nét đẹp truyền thống của quê hương xã Điền Hòa; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài ra lễ hội còn giúp xiết chặt thêm tình đoàn kết của Nhân dân. Đó còn đó là dịp để mọi người tụ hội, gặp gỡ chúc phúc trong năm mới.

Vút lên cao

Chị Nguyễn Thị Kim Quy, VĐV đến từ thôn 6, xã Điền Hòa cho biết, đây là lần thứ 5 chị tham gia Hội đu. Được tham dự hội đu là niềm vinh dự cho chị nói riêng và cho mỗi VĐV tham gia hội đu nói chung. Dù thắng hay thua, những VĐV vẫn là những người tiếp bước cha ông gìn giữ nét đẹp văn hóa cho vùng quê này.

Năm nay, Hội Đu tiên với sự tham gia của 32 VĐV đến từ 8 thôn trên địa bàn xã. Giải được tổ chức với 3 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ. Những VĐV nào đu cao và chính xác, có thế đu đẹp mới được xem là người thắng cuộc. Đây là dịp để các thanh niên trai tráng của các thôn trong xã Điền Hòa thể hiện sự dẻo dai, bền bỉ của sức trẻ, sự khéo léo của các động tác. Cứ mỗi lần đu, các VĐV được sự cổ vũ nhiệt thành của khán giả. Những tiếng trầm trồ, thán phục, những tràng pháo tay giòn dã dành cho những VĐV đu cao, đu xa, đu nhiều lần… tạo không khí phấn khởi trong những ngày đầu xuân mới.

Tự tin nhập cuộc

Ông Nguyễn Đăng Vinh, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban tổ chức Hội Đu tiên xã Điền Hòa cho biết, Hội Đu tiên năm nay diễn ra trong thời tiết nắng ráo. Nét mới của Hội đu tiên năm này là chỉ tổ chức ở 3 nội dung (không có nội dung đôi nam, đôi nữ như những năm trước), trong đó có thêm nội dung đôi nam nữ để tạo ra sự vui tươi, phấn khởi hơn. Đây là nội dung khó, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng của cả bạn nam và nữ. Hội đu được tổ chức hàng năm nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương xã Điền Hòa; đồng thời tạo khí thế thi đua sôi nổi nhân dịp đầu năm.

Trao giải cho các thôn có VĐV đạt thành tích cao

Kết quả, ban tổ chức trao giải Nhất đơn nam cho VĐV thôn 5 và giải nhất đơn nữ cho VĐV thôn 6 và giải Nhất đôi nam nữ cho các VĐV thôn 6.

Tin, ảnh: Hải Huế; clip: Hồ Tân

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Lên lớp" tại di sản

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, các di tích ở Huế còn là bài học sống động, truyền tải kiến thức, khơi dậy tình yêu và niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Lên lớp tại di sản
Giáo dục truyền thống qua bảo tàng

Những năm qua, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế rất chú trọng đến chức năng giáo dục khoa học, tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống yêu nước. Những di tích thuộc sự quản lý của Bảo tàng trở thành điểm đến thú vị, tạo được cảm hứng và học hỏi được rất nhiều điều hay.

Giáo dục truyền thống qua bảo tàng
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top