ClockThứ Năm, 06/02/2025 14:49

Đầu xuân trẩy hội đền Huyền Trân

TTH.VN - Đông đảo du khách và người dân đã về dự lễ hội đền Huyền Trân đầu Xuân Ất Tỵ 2025 do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, khai mạc sáng mồng 9 Tết (6/2) tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân nằm dưới chân núi Ngũ Phong (phường An Tây, quận Thuận Hóa).

Các điểm đến du lịch bội thu dịp Tết“Nét chấm phá” những ngày đầu xuân Ất TỵKhai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025”

Lễ hội đền Huyền Trân chính thức khai hội sáng mồng 9 Tết 

Với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”, lễ hội là hoạt động văn hóa tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Đến dự có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Phương; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế Nguyễn Thanh Bình; cùng đại diện Ban thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các quận, sở ban ngành, người dân và du khách.

Lễ hội tưởng nhớ Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - một vị vua anh minh, người dẫn dắt dân tộc và làm nên đỉnh cao của nền văn minh Đại Việt, tầm vóc của một thời đại lớn trong lịch sử Việt Nam và công chúa Huyền Trân - người gần 720 năm trước đã hy sinh tình riêng để góp công sức mở mang bờ cõi Đại Việt lập nên vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có vị thế trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Công chúa Huyền Trân là một con người hiếu nghĩa vẹn toàn, được nhân dân kính ngưỡng, sống tận lực vì nước, thác hiển linh phò trợ giúp dân.

Lễ hội đền Huyền Trân từ nhiều năm qua được xem là hoạt động văn hóa tiêu biểu của Festival Huế và đặc biệt với mùa xuân Ất Tỵ này khi TP. Huế đăng cai năm du lịch quốc gia - 2025.

Ngay sau phần nghệ thuật tái hiện hoạt cảnh công chúa Huyền Trân trong hành trình mở cõi về đất phương Nam và đánh trống khai hội, các đại biểu, du khách đã dâng hương lên án thờ công chúa Huyền Trân. Trước đó, Ban tổ chức đã thực hiện phần nghi lễ theo đúng phong tục truyền thống, trước là để cáo yết các bậc tiền nhân, sau là để cầu mong cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.

Nằm trong chương trình lễ hội, du khách còn trải nghiệm các hoạt động nghệ thuật đầu xuân như ca múa nhạc, nghệ thuật bài Chòi, các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, trình diễn áo dài, thư pháp, nón lá, bánh ngũ sắc...

TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế cho hay, bên cạnh tri ân công lao của tiền nhân, lễ hội với các hoạt động đầu xuân còn mang nhiều ý nghĩa nhằm phát huy giá trị văn hóa Huế và thôi thúc những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng TP. Huế ngày càng phát triển, xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Những hình ảnh tại lễ hội được Huế Ngày nay Online ghi lại:

 Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Phương dâng hương tại đền Huyền Trân
 Màn nghệ thuật sân khấu hóa tái hiện hoạt cảnh công chúa Huyền Trân trong hành trình mở cõi về đất phương Nam
 Đông đảo người dân, du khách dâng hương
 Ngay sau phần lễ là phần hội với nhiều chương trình ở không gian Trung tâm Văn hóa Huyền Trân
Các sự kiện tại lễ hội góp phần phát huy giá trị văn hóa Huế 
 Người tham gia lễ hội trải nghiệm in tranh ở không gian trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Huế
 Dòng người nô nức trẩy hội đền Huyền Trân
N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HĐND thành phố cho ý kiến về việc sắp xếp, sáp nhập các xã, phường

Sáng 25/4, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 23, HĐND TP. Huế khoá VIII chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố - ông Lê Trường Lưu; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố - ông Nguyễn Quang Tuấn cùng chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố - ông Nguyễn Văn Phương.

HĐND thành phố cho ý kiến về việc sắp xếp, sáp nhập các xã, phường
Ân Ninh Pa Nua của đồng bào Cơ Tu

Trong không khí rộn ràng của ngày hội “Sắc xuân vùng cao” A Lưới, giữa những điệu múa “tung tung da dá” và tiếng cồng chiêng vang vọng, tôi may mắn được chứng kiến một nghi lễ đặc biệt của đồng bào Cơ Tu - lễ hội Ân Ninh Pa Nua. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời, thể hiện tình cảm thiêng liêng của nhà gái đối với nhà trai sau nhiều năm kết tình thông gia.

Ân Ninh Pa Nua của đồng bào Cơ Tu
Mơ về dòng sông lễ hội đúng nghĩa

Sông Hương giờ đây không chỉ mang trên mình sứ mệnh “di sản mềm” mà còn là con sông của lễ hội, nơi diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của Huế, tạo nên điểm nhấn vô cùng ấn tượng.

Mơ về dòng sông lễ hội đúng nghĩa

TIN MỚI

Return to top