ClockThứ Tư, 31/05/2023 17:20

Cuộc thi vẽ tranh về di sản văn hóa Việt Nam có tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng

TTH.VN - Tổng giải thưởng cuộc thi vẽ tranh di sản văn hóa Việt Nam lên tới 960 triệu đồng, với 27 giải. Trong đó, có 1 giải Xuất sắc 100 triệu đồng, 1 giải Nhất 75 triệu đồng, 2 giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng.

Họa sĩ Lê Văn Nhường kể chuyện về di sản văn hóa Huế qua tranhNgắm di sản, phong cảnh Huế qua tranh

leftcenterrightdel
Ông Tô Văn Động,  Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Trưởng ban tổ chức cuộc thi giới thiệu về cuộc thi

Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ngày 31/5 đã phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” tại TP. Huế.

Theo Ban tổ chức, đối tượng tham gia cuộc thi là những người yêu hội hoạ. Trong đó, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

Đề tài dự thi phải có nội dung thể hiện là giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do. Tranh dự thi được vẽ trên vải, vóc bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, Acrylic, tranh lụa, tranh đồ họa....

Ban tổ chức sẽ chấm sơ khảo các tác phẩm dự thi qua ảnh chụp gửi về email. Những tác phẩm lọt vào vòng chung khảo sẽ nhận được thông báo riêng để gửi tác phẩm qua đường bưu điện.

Cuộc thi nhận tác phẩm từ nay đến tháng 9/2023. Các tác phẩm đạt giải sẽ được trao giải vào dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11. Tổng giải thưởng cuộc thi này lên tới 960 triệu đồng. Trong đó, có 1 giải Xuất sắc 100 triệu đồng, 1 giải Nhất 75 triệu đồng, 2 giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng, 3 giải Ba mỗi giải 40 triệu đồng, 20 giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng. Riêng 73 tác phẩm được chọn vào Chung khảo mỗi tác phẩm được trả 5 triệu đồng cùng Giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

Cuộc thi tạo sân chơi cho các họa sĩ, đồng thời để các họa sĩ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa của mình. Từ đó, khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hoá Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hoá dân tộc, lan toả tình yêu di sản văn hoá trong giới trẻ hiện nay.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

Nổi tiếng là đô thị di sản cổ kính, Huế nhờ thế trở thành điểm đến của điện ảnh trong nước lẫn quốc tế. Mỗi công trình kiến trúc, hay một danh thắng, địa danh nào đó ở Huế đều có thể trở thành bối cảnh trong các bộ phim từ điện ảnh cho đến phim ngắn. Điều này đã ít nhiều tạo thương hiệu giúp du lịch địa phương bùng nổ.

Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

TIN MỚI

Return to top