ClockChủ Nhật, 07/05/2023 15:24

Cây nhà & lá vườn

Rộn ràng quảng diễn đường phố

Tôi thích cái tựa đề của Báo Tuổi Trẻ “Ngư dân đem thuyền “bơi” giữa đường phố Huế” khi viết về lễ hội quảng diễn đường phố, vốn đã quen thuộc trong các kỳ Festival Huế nhưng lại là lần đầu tiên xuất hiện ở Festival Nghề truyền thống. Không phải ngẫu nhiên mà những chiếc thuyền đánh cá được đẩy đi giữa đường, tái hiện lễ hội cầu ngư truyền thống của ngư dân miền miệt biển Thuận An lại xuất hiện lễ hội đường phố Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Vùng biển Thuận An đã được sáp nhập vào Huế và ngư nghiệp là một nghề truyền thống của đất Thần kinh.

Có một điều gì đó thật khác lạ trong những buổi chiều Huế có lễ hội quảng diễn đường phố. Đó là một tâm lý chờ đợi để được xuống phố không chỉ của du khách mà còn là của đông đảo người dân. Khám phá những mới lạ là điều đầu tiên và trong cái đám rước này lại có không ít những điều đáng để ngỡ ngàng. Hòa vào cuộc bằng cách riêng của mỗi người, từ lẳng lặng đi theo đến chụp hình và cổ vũ cũng là sự thích thú. Với tiết trời đỏng đảnh của xứ Huế, đó còn là nỗi hồi hộp và cầu mong, dù trời không mưa em cũng “sợ” trời mưa.

Không còn nghi ngờ, từ nhiều năm qua, lễ hội nghệ thuật đường phố đã gắn liền với thương hiệu của Festival Huế. Mỗi năm mang một chủ đề, song điểm chung là sắc màu nghệ thuật phong phú đến từ nhiều nền văn hóa. Với các lễ hội đường phố, người dân Huế và du khách được thưởng thức một “bữa tiệc” đầy màu sắc được thể hiện nhuần nhuyễn, giàu cảm xúc trong những bộ trang phục truyền thống đặc trưng quốc gia và dân tộc, trên một số tuyến phố chính của thành phố. Một cảm thật vui khi chứng kiến cảnh tượng người xem chật kín hai bên đường.

Thật bất ngờ khi mà không có sự góp mặt các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, thế nhưng chỉ với đoàn cà kheo đến từ Vương quốc Bỉ hợp cùng những “cây nhà lá vườn” vẫn đủ để khuấy động đường phố Huế trong tuần lễ Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Quá ấn tượng và khó quên là tiếng trống dồn dập và màn biểu diễn đầy thần thái của đoàn lân sư Thái Nghi Đường chính hiệu đất Thần kinh, là màn đồng diễn võ Kinh Vạn An, hợp cùng những điệu nhảy cổ truyền của đồng bào Cơ tu và những điệu múa hoa sen truyền thống… trong lễ hội đường phố hôm nay.

Có xuất xứ nước ngoài nhưng khi du nhập vào Việt Nam, lễ hội đường phố nhanh chóng được đón nhận bởi không gian biểu diễn rộng mở, tính linh hoạt và sự tương tác cao giữa người biểu diễn với công chúng. Lễ hội đường phố cũng không mặc định một hình thức đồng diễn âm nhạc, diễu hành, mà có thể tùy biến, dung nạp thêm rất nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau. Thật thú vị khi trong cùng một không gian và thời gian, người xem vẫn được thưởng thức lần lượt từ dân ca đến nhạc điện tử, từ múa nón đến nhảy hip-hop, vừa xem ảo thuật, vừa xem trình diễn thời trang… Đó cũng là lúc, tất cả mọi người thật sự hòa mình vào lễ hội.

Lấy ý tưởng phô diễn sắc màu văn hóa truyền thống các làng nghề Huế, mạnh dạn và táo bạo đưa cả hình ảnh thuyền “bơi” giữa đường phố Huế là sự sáng tạo để tạo nên một sắc màu riêng biệt và độc đáo cho lễ hội quảng diễn đường phố trong Festival Nghề truyền thống Huế kỳ này, khiến ai đó đã một lần chứng kiến và trải nghiệm sẽ khó mà quên được, mong sao cứ... “đến hẹn lại lên”.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top