ClockThứ Bảy, 06/02/2021 07:12

Aza, lễ hội & di sản

TTH - Aza là lễ hội cầu mong mùa màng tươi tốt, thần linh phù hộ cho dân làng yên vui, không ốm đau, bệnh tật... Aza cúng thần nông và cả cúng thần sông, thần núi, trời đất.

Độc đáo lễ hội Aza Koonh truyền thống huyện A Lưới

Ảnh minh họa: Nguyễn Quân

Đầu năm lên A Lưới, ghé lại Hồng Thượng, nghe một cô giáo mầm non người Pa Cô xuýt xoa. Cũng bởi do dịch bệnh COVID - 19 nên lễ hội Aza không được tổ chức, trò chơi dân gian mô phỏng lễ hội này của cô trò nhà trường theo kế hoạch gặp trở ngại. Ờ hè, tôi cũng đã có lần được xem và thích sáng kiến tổ chức các trò chơi dân gian mô phỏng theo kiểu game show “gương mặt thân quen” của đài truyền hình, xem có nhiều ngộ nghĩnh dễ thương và ngập tràn tiếng cười.

Aza là lễ hội cầu mong mùa màng tươi tốt, thần linh phù hộ cho dân làng yên vui, không ốm đau, bệnh tật... Aza cúng thần nông và cả cúng thần sông, thần núi, trời đất. A Lưới có nhiều dân tộc, lễ hội Aza cũng vì thế có những nét khác biệt. Nếu như người Tà Ôi, Cơ Tu chỉ trong phạm vi họ hàng, gia đình thì dân tộc Pa Cô lại tổ chức với quy mô cấp làng và có hai loại Aza, đó là Aza koonh hay còn gọi là Aza pựt (quy mô lớn) và Aza kâr loh ku mo (quy mô nhỏ).

Tôi từng dự một lễ hội Aza koonh - rất hoành tráng với rất nhiều nghi lễ. Trước khi tiến hành cúng Aza cũng đã phải qua các nghi lễ, nào A xa a rah, rồi Cha chootq. Còn chính thức là một dãy dài những nghi lễ, như lễ tẩy rửa, lễ xua đuổi các linh hồn dữ, lễ chuẩn bị, lễ mời mẹ lúa, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng cho Giàng xứ, lễ ăn cơm mới, lễ giao mâm cỗ và nghi lễ tiễn khách.

Sau gần nửa thế kỷ vắng bóng, thôn A So 2 (xã Lâm Đớt) là địa phương đầu tiên của A Lưới được tổ chức lễ hội Aza. Giai đoạn 2018 - 2019, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế và huyện A Lưới xây dựng hồ sơ khoa học và phục dựng lễ hội A Za Koonh truyền thống của người Pa Cô. Và rồi, cuối năm 2019, lễ hội A Za Koonh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bắt đầu từ mồng 6 /11 Âm lịch và kéo dài cho đến hết ngày 24/12 Âm lịch, mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để tổ chức lễ Aza và cũng vì thế mà bà con các dân tộc A Lưới có mùa lễ hội Aza. Xưa là Aza, còn nay là Aza lồng ghép với ngày hội đại đoàn kết dân tộc để thắt chặt tình đoàn kết thôn bản. Và xưa chỉ là lễ hội của vùng đất, bây giờ Aza đã là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là văn hóa và là du lịch.

Cũng bởi là du lịch nên Aza là điểm hẹn và chờ đợi của bao người. Còn văn hóa Aza, chính là sự trải nghiệm và thấm sâu. Đến với lễ hội Aza không ai là khách, là người ngoài cuộc mà mọi đều cùng làm, cùng chơi, cùng uống, cùng ăn, cùng thức trắng đêm lạnh và cùng cầu mong về một sự tốt lành. Một lần đến là nhớ, là mong, là thao thức… Giáp tết rồi, A Lưới lạnh da diết, lại càng thêm nhớ hơn lễ hội Aza thấm đượm chất hồng hoang.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàng cung xưa, trải nghiệm mới

Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và giá trị văn hóa lâu đời, di sản Huế đang bước vào một hành trình mới đầy sống động.

Hoàng cung xưa, trải nghiệm mới
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Xuân mới trên non cao

Mùa xuân đầu tiên thoát khỏi huyện nghèo, người dân A Lưới phấn khởi hòa mình tham gia các hoạt động lễ hội trong tình đoàn kết, sẻ chia. Cùng với giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm số lượng hộ nghèo, phát triển các mô hình sinh kế, nâng cao đời sống dân sinh.

Xuân mới trên non cao
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top