ClockThứ Sáu, 05/03/2021 10:39

Mặc áo dài đi thăm di tích

TTH.VN - Một cách nghĩ, một cách làm, một cách khuyến khích… rất hay! Nói một cách văn hoa là “một mũi tên trúng nhiều đích”.

Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3“Phải lòng” SalzburgTruy tìm tung tích tử thi nổi trên sông HươngOlympic tiếng Anh & chiếc áo dài làm nên ấn tượngViết tiếp câu chuyện về áo dài HuếÁo dài trong cuộc sống đương đại

Du khách mặc áo dài đi tham quan Đại Nội Huế trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu

Ấy là chuyện tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định không thu tiền vé cho những ai đi thăm các di tích Huế trong các ngày từ 6 - 8/3. Nhưng không “cho không” mà có điều kiện - mặc áo dài.

Một điều kiện quá dễ cho người thực hiện và cũng có lợi cho người thực hiện. Nhìn vào thời gian, chúng ta thấy đây là dịp ngày Quốc tế phụ nữ. Ngày Quốc tế phụ nữ mà phụ nữ mặc áo dài truyền thống thì quá hay. Thời gian gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cũng đã “khởi xướng” chuyện nam mặc áo dài truyền thống. Tuy có “lời ra tiếng vào” nhưng muốn nói rằng, chuyện nam mặc áo dài cũng không phải là chuyện mới. Từ sau tết đến nay thời tiết Huế rất đẹp. Nếu mặc áo dài cũng không vướng bận gì.

Mặc áo dài truyền thống vừa đẹp, vừa hay… lại vừa được tiền (khỏi mua vé di tích). Biết đâu chuyện này lại kích thích cho nhiều người đi thăm di tích Huế, thế là có thêm một cái lợi nữa là thoải mái tinh thần, hiểu biết thêm về văn hóa hoặc nếu biết rồi thì đây cũng là một dịp ngắm lại, ôn lại… thì cũng chỉ có được chứ chẳng mất mát gì. Nói tóm lại là rất nhiều cái lợi về mặt cá nhân.

Thế về mặt xã hội thì tỉnh có cái lợi gì?

Trước hết đây là một cách vận động, một cách làm để hiện thực hóa ý tưởng xây dựng Huế - Kinh đô áo dài. Họ có kinh đô ánh sáng; xứ sở sương mù; đất nước chùa tháp; xứ sở ngàn hoa; đất nước mặt trời mọc… Thế thì ta có: Kinh đô áo dài, Kinh đô ẩm thực, cũng là có cái riêng biệt để tự hào. Những thứ này Huế đã có nền tảng, giờ là lúc bắt tay thực hiện cho nên có nhiều điều thuận lợi.

Một cái lợi khác là góp phần quảng bá thương hiệu Huế. Huế là một thương hiệu lớn có nhiều giá trị đặc trưng. Giờ lại thêm những giá trị khác để “khoe” ra với thiên hạ. Thế thì có thêm nhiều người biết đến Huế, quan tâm đến Huế… mà đến thăm. Thế thì Huế lại thu thêm được nhiều tiền: tiền lưu trú, tiền ăn uống, tiền vui chơi giải trí, tiền đi lại, mua sắm… Rồi từ đây lại tác động cho nhiều hoạt động kinh tế khác phát triển. Thế là lợi đủ đường rồi còn gì!?

Cho nên mạo muội nói rằng: “một mũi tên trúng nhiều đích” là vậy!

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

Ngày 2/1, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế cho biết, Hội đồng xét duyệt hồ sơ di tích lịch sử, văn hóa TP. Huế đã tiến hành họp thông qua hồ sơ xếp hạng cho các di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố và thông qua nội dung, phương án điều chỉnh hồ sơ các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.

Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

TIN MỚI

Return to top