ClockThứ Bảy, 25/05/2024 12:01
LÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN A LƯỚI:

Điểm đến mới cho du khách

TTH - Được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỷ đồng đang dần hoàn thiện.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thốngSản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

 Làng văn hóa truyền thống được triển khai nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống tại huyện A Lưới. Ảnh: H.C

Làng có quy mô diện tích 5ha và tổng kinh phí đầu tư gần 20,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Được khởi công từ tháng 5 năm 2023 và thi công trong vòng 18 tháng, đến nay, các công trình chính của dự án đã được xây dựng và đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện với các hạng mục được đầu tư, như: Khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung; nhà sinh hoạt truyền thống của dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu; đường giao thông… Các hạng mục phụ trợ như sân vườn, điện, nước, cảnh quan cây xanh… cơ bản đã hoàn thành.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, huyện đang tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để kịp khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 9 sắp tới.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, huyện sẽ nghiên cứu đầu tư thực hiện giai đoạn 2. Theo đó, địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng tại đây. “Huyện sẽ cân nhắc việc đưa một số hộ dân tiêu biểu, am hiểu các nghề truyền thống, văn hóa cổ truyền vào sống trong khu vực dự án để giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn”, ông Hải thông tin.

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện A Lưới được triển khai nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu và nhóm địa phương Pa Cô, Pa Hy (thuộc dân tộc Tà Ôi); phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa của người dân và du khách…

Với lợi thế đậm đà bản sắc dân tộc, huyện A Lưới đã, đang phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng tại các điểm du lịch. Nhiều hoạt động đặc sắc thu hút du khách như: Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm zèng tại A Roàng; tìm hiểu nghề gốm truyền thống tại trung tâm huyện; tái hiện đám cưới người Pa Cô; tìm hiểu nghề đan chiếu truyền thống, giã gạo, xông răng, gội đầu, tham quan bản làng tại làng du lịch A Nôr; xem xúc cá, làm bánh, tái hiện tục đi Sim tại Pâr Le, Hồng Hạ; Chương trình văn nghệ dân gian tại các làng du lịch… Các hoạt động này sẽ được xem xét để triển khai tổ chức tại Làng văn hóa truyền thống các dân tộc A Lưới vào thời gian tới.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới chia sẻ: “Sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới sẽ là nơi tổ chức nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, tái hiện nét đẹp, cảnh sinh hoạt trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, nhóm Pa Cô, Pa Hy… Qua đó, tạo điểm nhấn để kết nối du khách đến tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới đã và đang triển khai hiệu quả nhiều mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp trải nghiệm cảnh quan sinh thái và văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, nhóm Pa Cô… Nổi bật như: Làng du lịch cộng đồng A Nôr (xã Hồng Kim) là sản phẩm OCOP 3 sao của A Lưới, trở thành điểm du lịch cấp tỉnh và năm 2019 được chọn là một trong ba làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam; mô hình du lịch cộng đồng ở A Roàng (xã A Roàng); điểm du lịch sinh thái suối Pâr Le (xã Hồng Hạ)…

Hy vọng trong thời gian tới, làng văn hóa truyền thống sẽ là điểm đến độc đáo, mới lạ thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần quảng bá du lịch, qua đó tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con địa phương.

BẠCH CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu
Đón chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP. Huế năm 2025

Sáng 1/1, Sở Du lịch TP. Huế chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài, Cảng HKQT Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế, Pacific Airlines tổ chức chương trình chào mừng chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP. Huế năm 2025. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đón chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP Huế năm 2025
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Thông tin doanh nghiệp:
CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới!

CaraWorld Land ghi dấu ấn tượng trên các chuyên trang quốc tế về 1 ốc đảo nghỉ dưỡng tại gia riêng tư đẳng cấp 5* trên vịnh Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa.

CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới

TIN MỚI

Return to top