ClockThứ Hai, 09/12/2024 11:25

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

TTH - Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện Học sinh Huế đoạt giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024Nỗ lực kéo bạn đọc đến thư việnPhát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Những bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được trưng bày tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế 

Rất nhiều bài dự thi xuất sắc được gửi đi dự thi cuộc thi quốc gia, cùng với đó nhiều bài dự thi khác đã được trưng bày ở lễ trao giải cuộc thi vào giữa tháng 11 khiến người xem ngỡ ngàng bởi cách trình bày về cách tiếp cận văn hóa đọc, những hiến kế để lan tỏa văn hóa đọc vào đời sống hiện nay.

Năm nay, ngoài hai hình thức dự thi bài viết hoặc video clip như thường lệ, một số thí sinh đã chọn thêm hình thức thể hiện khác, như sáng tác kịch, thơ, truyện ngắn, truyện tranh, viết tiếp lời cho tác phẩm... Tất cả đã chuyển tải được thông điệp, lan tỏa tình yêu đọc sách, khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc. Không dừng lại đó, các em đã đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ứng dụng, có triển vọng nhân rộng, lan tỏa và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Với hơn 16.300 bài dự thi, có đến hơn 2.700 bài ở cấp tiểu học, gần 7.000 bài ở cấp THCS và hơn 6.600 bài cấp THPT. Một con số vô cùng ấn tượng, thể hiện tinh thần, niềm đam mê với văn hóa đọc của các em học sinh. Theo đánh giá của hội đồng giám khảo, phần lớn các bài dự thi có chất lượng tốt, bám sát đúng với chủ đề của cuộc thi, nêu bật được những giá trị và cảm nhận sâu sắc của các em về sách, một số bài viết có ý tưởng hay và mới lạ, sáng tác những câu chuyện cảm động, tạo hiệu ứng mạnh đối với người đọc.

Tiêu biểu như clip giới thiệu “Bộ sách Những anh hùng trẻ tuổi: Bế Văn Đàn, Lý Tự Trọng, Tô Vĩnh Diện, Võ Thị Sáu” của em Nguyễn Võ Khả My, lớp 3/2 Trường tiểu học Số 1 Phú Bài (thị xã Hương Thủy); clip giới thiệu sách “Một lít nước mắt” của em Đặng Nguyễn Ngọc Nhi, lớp 11 văn Trường THPT chuyên Quốc Học Huế; viết tiếp lời cho cuốn sách “Cây cam ngọt của tôi” của em Lê Thị Kim Phượng, lớp 8/3 Trường THCS Nguyễn Hữu Đà (huyện Quảng Điền)… Từ những tác phẩm đó, ban tổ chức đã chọn 6 bài xuất sắc gửi tham gia chung kết toàn quốc. Kết quả, có 2 thí sinh đoạt 3 giải cá nhân; trong đó, có 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích và 1 Giải chuyên đề video dự thi được nhiều người bình chọn nhất.

Các bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 đã chuyển tải được thông điệp, lan tỏa tình yêu đọc sách 

Bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, thành tích đoạt được của tỉnh tại vòng chung kết toàn quốc chưa phải là cao so với các tỉnh, thành trên toàn quốc, nhưng đây cũng là một thành tích rất đáng mừng của các đơn vị và đáng khen ngợi đối với các thí sinh. “Chính các em, những đại sứ văn hóa đọc, những gương mặt tiêu biểu và tài năng đã kết nối hành trình tri thức, kết nối yêu thương, thắp lên ngọn lửa tình yêu với sách và giữ cho ngọn lửa ấy luôn cháy mãi. Đó cũng là nguồn động viên rất lớn cho những người làm công tác phát triển văn hóa đọc, góp phần lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc trong cộng đồng”, bà Oanh nhận định.

Song song với cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn tổ chức thêm cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến với chủ đề “Huế - Hội tụ và phát triển” và đã nhận về 265 tác phẩm của 56 trường THCS, THPT tham dự. Các bài dự thi hình thức video clip năm nay đã có sự đầu tư hơn so với mọi năm. Thể hiện ở lối dẫn dắt, đặt vấn đề lôi cuốn, mới lạ, chất giọng thể hiện truyền cảm, diễn đạt tự nhiên, thu hút người nghe. Các thí sinh tham dự cuộc thi cũng đã chọn lọc để giới thiệu những cuốn sách hay, sách tốt với nội dung đa dạng, phong phú từ các tác giả trong, ngoài nước.

Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc thi nhận về hơn 68.000 lượt xem. Điều này cho thấy giá trị của các bài dự thi sẽ không chỉ dừng lại trong khuôn khổ cuộc thi mà còn trở thành nguồn thông tin quý giá để giới thiệu hàng nghìn cuốn sách hay về Huế, bổ ích đến được với đông đảo độc giả, người yêu sách trong cả nước và hướng đến phục vụ từ xa cho cộng đồng. Trong đó, có nhiều clip ấn tượng, sử dụng kỹ xảo đồ họa, thuyết trình song ngữ, đầu tư cảnh quay đẹp, quảng bá về di sản, văn hóa, du lịch, con người Cố đô Huế thơ mộng…

Vẫn còn đơn vị chưa hào hứng với văn hóa đọc

Theo Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế Hoàng Thị Kim Oanh, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vẫn nhiều hạn chế khi một số đơn vị liên quan chưa quan tâm, một số trường chưa có lần nào tham gia cuộc thi. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng thí sinh làm bài giống nhau và sao chép từ nguồn internet, một số bài dự thi quá sa đà vào việc phân tích tác phẩm và cảm thụ văn học mà thiếu sự liên hệ bản thân… Ban tổ chức cuộc thi mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các đơn vị, các phòng ban liên quan và nhà trường trong những hoạt động tiếp theo nhằm lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa tại cơ sở.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Đa dạng dịch vụ, lợi ích nhân đôi

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) ở TX. Hương Thủy đang thích ứng khá nhanh trước yêu cầu kinh tế thị trường ngày càng có nhiều biến động.

Đa dạng dịch vụ, lợi ích nhân đôi
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top