ClockThứ Ba, 28/06/2022 14:00

Bữa tiệc sắc màu cho người trẻ

TTH - Festival Huế 2022 được “trẻ hóa” ở cả nội dung chương trình lẫn không gian biểu diễn, giúp giới trẻ dễ dàng hòa mình vào không khí lễ hội.

Ấn tượng với Festival Huế 2022“Huế – Sài Gòn – Hà Nội” qua nhạc Trịnh Công SơnThơ ca đồng hành cùng Festival Huế 2022

Các bạn trẻ “cháy” hết mình tại Lễ hội nhạc điện tử EDM. Ảnh: Bạch Châu

“Huế nay đã đông vui trở lại, thậm chí còn hơn trước” là chia sẻ của không ít bạn trẻ ở Huế khi nhắc về kỳ festival lần này. Nhiều lần lỡ hẹn vì đại dịch, Festival Huế 2022 trở lại và “chiêu đãi” du khách những bữa tiệc văn hóa - nghệ thuật phù hợp với mọi lứa tuổi, trong đó có người trẻ.

Ba năm “chôn chân” ở Huế do ảnh hưởng dịch bệnh, đối với những người yêu “chủ nghĩa xê dịch” như bạn trẻ Lê Hữu Đạt (phường An Hòa, TP. Huế) thì kỳ festival lần này là cơ hội để bản thân cùng bạn bè xả hơi sau chuỗi ngày tập trung cho công việc. “Huế mùa lễ hội không thiếu các chương trình, hoạt động và địa điểm vui chơi nên mọi người trong nhóm quyết định du lịch ngay trong tỉnh, thay vì chọn các địa phương phía nam làm điểm đến trong kỳ nghỉ hè như mọi năm”, Đạt chia sẻ.

“Dàn trải nhưng không pha loãng” là vấn đề được nhiều du khách và người dân địa phương đặc biệt quan tâm trong kỳ festival năm nay. Đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức một kỳ lễ hội trải dài suốt cả năm với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế diễn ra vào cuối tháng 6 với 8 chương trình lễ hội chính cùng 29 triển lãm, hoạt động hưởng ứng.

Chị Trần Tố Trinh (27 tuổi, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) cho biết, đây là lần thứ hai nhóm bạn của chị trở lại Huế trong năm nay. Chính không khí lễ hội là thứ “giữ chân” du khách quay lại vùng đất Cố đô; dần xóa bỏ định kiến du lịch Huế buồn và trầm mặc, chỉ thích hợp cho người lớn tuổi.

Theo chị Trinh, việc trải dài chương trình lễ hội giúp du khách có thời gian lựa chọn những chương trình phù hợp với bản thân, tránh bị “bội thực” trước hàng loạt hoạt động diễn ra liên tiếp. Ban ngày, mọi người có thể lựa chọn chuyến các Food tour (du lịch ẩm thực) và triển lãm quanh khu vực thành phố. Buổi đêm lại có nhiều chương trình nghệ thuật, ca nhạc với đa dạng sự lựa chọn.

“Tâm điểm chú ý của mình lần này là “Đêm nhạc Trịnh Công Sơn” bởi độ hot của bộ phim “Em và Trịnh” đang được công chiếu. Bên cạnh những ca sĩ nổi tiếng, dàn diễn viên của phim cũng tham gia trình diễn lần này với các ca khúc được thể hiện trong phim”, chị Trinh cho biết thêm.

Khác với các kỳ festival trước, năm nay ban tổ chức bố trí những sân khấu biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước dọc hai bờ sông Hương và hầu như không bán vé.

Tại sân khấu ở cồn Dã Viên - một trong những không gian biểu diễn mới lần đầu trình làng trong dịp này, nhiều bạn trẻ háo hức hòa mình vào những chương trình nghệ thuật đa dạng từ các nhóm nghệ sĩ trong nước, nước ngoài và đoàn nghệ thuật.

Em Trần Công Nam, sinh viên năm nhất Trường đại học Khoa học Huế chia sẻ, việc không bán vé giúp những bạn trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều chương trình tại Festival. Không gian biểu diễn “mở” tại dọc sông Hương cũng là thế mạnh để thanh, thiếu niên dễ dàng hòa mình chung vui cùng không khí lễ hội.

Bên cạnh những chương trình nghệ thuật đậm chất văn hóa dân gian, festival năm nay còn được khuấy động bởi hàng loạt ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng trong nước được ban tổ chức mời về Huế phục vụ giới trẻ, như: Ban nhạc Da LAB; Ban nhạc Chillies; ca sĩ Khắc Việt, Rapper Đen Vâu…

Chỉ riêng trong ngày thứ hai diễn ra festival, Lễ hội nhạc điện tử EDM tại sân khấu cung An Định và Lễ hội Bia Huda tại quảng trường Phu Văn Lâu đã trở thành hai địa điểm hot thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Nếu đêm nhạc EDM “Night of Lights” với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và công nghệ đỉnh cao đem đến một không gian cháy hết mình cho người trẻ thì phần trình diễn của những nghệ sĩ nổi tiếng là điểm nhấn của lễ hội bia. Lúc cao trào, với sự xuất hiện của những gương mặt hot, cả hai sân khấu đều thu hút hàng nghìn bạn trẻ đến xem ở trong lẫn ngoài khu vực tổ chức.

Là một fan hâm mộ của Rapper Đen Vâu, bạn trẻ Hoàng Thu Hà (20 tuổi, đến từ Quảng Bình) đã bắt chuyến xe ngay trong ngày để kịp giờ biểu diễn của thần tượng. “Lần đầu tiên đến Huế du lịch và được hòa vào bầu không khí lễ hội sôi động là trải nghiệm vô cùng thú vị. Ngoài đi nghe Đen Vâu hát, mình cùng nhóm bạn sẽ “quẩy” hết mình khi tham gia lễ hội đường phố và nhiều chương trình nghệ thuật khác”, Hà chia sẻ.

Bên cạnh một Huế trầm mặc và cổ kính, festival lần này là cơ hội để Cố đô thể hiện một diện mạo mới với sức sống trẻ và hiện đại. Việc hướng đến các chương trình nghệ thuật dành cho đa dạng lứa tuổi, Huế sẽ thu hút người trẻ đến trải nghiệm, du lịch nhiều hơn.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top