ClockChủ Nhật, 05/07/2020 07:22

Biểu tượng đẹp & đậm chất văn hóa

TTH - Lễ hội Áo dài lâu nay luôn được xem là một trong những lễ hội “đinh” của Festival Huế, tuy nhiên, dường như chưa mấy người được nghe, được biết về Chúa Võ, về lăng Trường Thái…

Áo dài trên khắp phố phườngẤn tượng với Huế từ những tà áo dài qua cầu Trường Tiền

Lễ hội Áo dài luôn là chương trình “đinh” của Festival Huế 

Một ngày đầu tháng 6, nhận được tin báo ông Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ sẽ lên thăm lăng Trường Thái vào sáng hôm sau, nhiều bậc trưởng thượng là hậu duệ Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (còn gọi là Chúa Võ) - người đang yên nghỉ trong lăng - khá bất ngờ và cảm kích. Sáng hôm sau, mới tinh mơ họ đã khăn đóng áo dài túc trực bên lăng để đón khách. Và cũng bất ngờ là người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng đến thăm từ rất sớm, cùng đi còn có lãnh đạo địa phương và các ban ngành hữu quan.

Trong quá trình kiểm tra thực trạng, khi thấy cảnh hoang vu, đường sá vào lăng còn quá cách trở, Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị sớm có phương án chỉnh trang tôn tạo; trước mắt thực hiện ngay việc phát quang, vệ sinh môi trường; hoàn chỉnh kịch bản lễ hành hương tri ân Chúa Võ - người khai sáng áo dài Việt Nam. Rà soát đất đai khu vực bảo vệ di tích, có phương án thu hồi đất xung quanh lăng để trồng cây bản địa hoặc cây thông nhằm tạo cảnh quan và vành đai bảo vệ di tích; …

Chỉ hơn tuần sau, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng UBND thị xã Hương Trà đã ra quân phát dọn, vệ sinh môi trường, tu chỉnh để lối dẫn vào lăng được thuận tiện hơn. Việc nào cụ thể việc ấy, và nói là làm.

Chiếc áo dài khiến người phụ nữ Huế trở nên duyên dáng và đầy sức cuốn hút

Trở lại với lăng Trường Thái của Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát, vị Chúa thứ 8 của 9 đời Chúa Nguyễn. Lăng hiện tọa lạc tại núi La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) tuy về cuối đời sa vào tửu sắc và bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng triều chính, song, hành trạng và công lao của ông là không hề nhỏ. Ông là người có công lớn mở rộng đất nước về phương nam. Lãnh thổ Việt Nam hiện nay về cơ bản đã được định hình xong vào thời Chúa Võ. Ông cũng là người ban hành nhiều cải cách về tổ chức, hành chính, trang phục… với tham vọng “lập quốc một cõi” cho xứ Đàng Trong. Việc sai người phỏng theo áo của người Chăm và áo sườn xám của Trung Hoa để chế ra chiếc áo “ngũ thân lập lĩnh” (áo dài 5 thân) đã khiến Võ Vương “vô tình” trở thành người đặt nền móng cho chiếc áo dài Việt Nam nổi tiếng ngày nay.

Lễ hội Áo dài lâu nay luôn được xem là một trong những lễ hội “đinh” của Festival Huế, tuy nhiên, dường như chưa mấy người được nghe, được biết về Chúa Võ, về lăng Trường Thái. Việc Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đích thân thăm, thị sát lăng Trường Thái ngay trước thềm Festival Huế 2020, chỉ đạo chỉnh trang, hoàn thiện kịch bản hành hương tri ân người có công khai sáng chiếc áo dài Việt Nam là một hành động đậm chất văn hóa. Lễ hội Áo dài nói riêng, Festival Huế nói chung vì thế sẽ ngày càng trở nên gần gũi, thiêng liêng trong lòng mỗi người con xứ Huế...

Bài, ảnh: HIỀN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top