ClockThứ Bảy, 11/01/2025 14:29

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

TTH - Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Cụ già “đan bình yên”Đưa văn hóa truyền thống người Pa Hy vào khai thác du lịch

 Việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Pa Hy là trách nhiệm và là niềm tự hào của đồng bào

Gìn giữ di sản quý báu

Theo chân bà Nguyễn Thị Ngành, cán bộ phụ trách văn hóa xã Bình Tiến, chúng tôi đến ngôi nhà cộng đồng nơi đồng bào Pa Hy đang say sưa tập luyện. Tiếng cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng, hòa trong những điệu múa và lời hát trầm bổng của bà con. “Đây là buổi tập của CLB Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Mỗi buổi sinh hoạt như thế này là dịp để mọi người gặp gỡ, kết nối đồng thời giữ gìn và trao truyền những nét văn hóa quý báu của dân tộc”, bà Ngành chia sẻ.

Năm 2023, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống, CLB Dân ca Truyền thống dân tộc Pa Hy đã ra đời với 25 thành viên ban đầu. Đến nay, con số này đã tăng lên hơn 30 người, từ thanh thiếu niên đến các nghệ nhân cao tuổi. Họ cùng chung một mục tiêu: khôi phục và truyền lại những di sản quý báu của dân tộc mình.

Ông Nguyễn Văn Cải, Chủ nhiệm CLB tâm sự: “Chúng tôi lo sợ rằng, một ngày nào đó, tiếng cồng, tiếng chiêng và những bài hát cha chấp sẽ chỉ còn trong ký ức. Nhờ sự hỗ trợ từ các cấp, chúng tôi đã khôi phục lại những giá trị văn hóa tưởng chừng đã thất truyền”.

Buổi công diễn được tổ chức vào cuối năm 2024 vừa qua là một sự kiện đặc biệt, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con và các đại biểu tham dự. Tại đây, các thành viên CLB đã trình diễn những điệu múa truyền thống và bài hát dân ca giao duyên, hát cha chấp. Tất cả đều được thể hiện qua âm thanh của các nhạc cụ dân tộc như cồng, chiêng, trống và đàn Ta Lư. “Chúng tôi không chỉ biểu diễn mà còn kể câu chuyện của dân tộc mình qua từng lời ca, tiếng nhạc. Đây là cách chúng tôi kết nối các thế hệ và xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Cải tự hào nói.

Gắn với phát triển du lịch

Xã Bình Tiến có 7 dân tộc cùng sinh sống, là một mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa. Trong đó, dân tộc Pa Hy chiếm khoảng 15% dân số với 220 hộ gia đình, chủ yếu sinh sống tại thôn 1, thôn 2 và thôn 3. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa độc đáo như dân ca, dân vũ và nghệ thuật trình diễn dân gian đang dần bị mai một.

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết: “Việc duy trì hoạt động CLB dân ca góp phần bảo tồn giá trị truyền thống, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch cộng đồng. Chúng tôi mong muốn kết nối các tour du lịch để quảng bá rộng rãi nét đẹp văn hóa Pa Hy”.

Phía sau mỗi buổi trình diễn là sự miệt mài luyện tập của các thành viên CLB. Họ không chỉ học múa, hát mà còn tìm hiểu ý nghĩa từng giai điệu, từng động tác để truyền tải trọn vẹn hồn cốt văn hóa dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Ngành bày tỏ: “Chúng tôi rất vui mừng khi những người trẻ cũng bắt đầu yêu thích và tham gia CLB. Điều này giúp chúng tôi tin rằng các giá trị văn hóa sẽ tiếp tục được truyền lại, không chỉ trong gia đình mà còn ra ngoài cộng đồng”.

Với quyết tâm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, CLB Dân ca Truyền thống dân tộc Pa Hy đặt mục tiêu sinh hoạt thường xuyên từ 1-2 lần mỗi tháng. Các thành viên mong muốn lưu giữ những giai điệu cũ và sáng tạo thêm các tác phẩm mới, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian.

Ông Nguyễn Văn Cải kỳ vọng: “Chúng tôi cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhạc cụ, trang phục đến cơ hội biểu diễn tại các sự kiện lớn. Điều này sẽ giúp CLB không chỉ duy trì mà còn phát triển, đưa văn hóa Pa Hy ra xa hơn”.

Việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Pa Hy không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của cộng đồng. Những hoạt động như lớp tập huấn, biểu diễn văn nghệ và kết nối du lịch đã mở ra cơ hội mới, góp phần cải thiện đời sống kinh tế và tinh thần cho người dân.

Bài, ảnh: CHÂU THÁI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top