ClockThứ Ba, 26/12/2023 15:12

Bảo tồn, phát huy văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Sáng 26/12, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".

Tiếp nhận gần 100 tư liệu, hiện vật từ tổ chức, cá nhân hiến tặngGian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn

Lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô. Ảnh: Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế

Mạch nguồn văn hóa, văn nghệ dân gian đã hình thành và gắn bó lâu đời với người dân Thừa Thiên Huế. Song, trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và nếp sống văn minh đô thị; vốn văn hóa, văn nghệ dân gian đã và đang bị biến đổi, mai một dần trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Tọa đàm do Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức nhằm chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn, phát huy những nét văn hóa dân gian như ca Huế, các lễ hội, lễ tục, các trò chơi dân gian... Qua đó, tìm giải pháp để bảo tồn và phát huy, đưa những giá trị dân gian đó trở lại gần gũi với đời sống của cộng đồng người dân xứ Huế.

Tại tọa đàm, 16 tham luận đã được trình bày, trong đó có những vấn đề trọng tâm được đặt ra, đó là bảo tồn, phát huy các làng nghề như nghề đóng thuyền đua truyền thống Huế, nghề tranh gương Huế...; phát triển văn nghệ dân gian, đưa ca Huế, tuồng Huế vào đời sống; bảo tồn các lễ hội đặc sắc ở Thừa Thiên Huế như lễ A Riêu Ping của người Pa Cô ở A Lưới, lễ hội cư dân vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế...

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh, tuy có phần mai một nhưng trầm tích văn hóa, văn nghệ dân gian trên địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn khá phong phú, đa dạng. Vì vậy, cần chú trọng vào phục hồi, bảo tồn và quảng bá những nét văn hóa ấy để duy trì những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà người xưa để lại.

Tin: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top