ClockChủ Nhật, 26/11/2023 05:14

Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn

TTH - Di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung vô cùng đồ sộ, là những giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghệ thuật, khoa học, kinh tế… Những năm qua việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ấy được đánh giá cao nhưng vẫn còn một số bất cập, khó khăn lẫn hạn chế.

Kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định-Bảo tàng Cổ vật Cung đình HuếKhai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô HuếChuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' từ Pháp về Việt Nam

Hoàng cung Huế 

Rất nhiều công trình được trùng tu

Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế trong gần 50 năm qua, đặc biệt là từ năm 1993 đến nay đã lôi kéo, huy động sự tham gia của đông đảo các giai tầng trong xã hội, của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, của đông đảo các tổ chức quốc tế thuộc chính phủ và phi chính phủ. Và trên thực tế đã đạt được những thành tựu to lớn mà nổi bật nhất là việc đưa di sản Cố đô Huế từ tình trạng “cứu nguy khẩn cấp” sang thời kỳ “ổn định và phát triển bền vững”.

Sau chiến tranh, phải đối mặt rất nhiều khó khăn cũng như những cách nhìn nhận vấn đề còn khác nhau, chưa thống nhất nên cách đối xử với các di sản Cố đô Huế vẫn chưa phù hợp. Việc sử dụng các di tích tùy tiện dẫn đến nhiều mất mát, biến dạng… Đến năm 1981, sau chuyến thăm Huế, Tổng giám đốc UNESCO Amadou Mahtar M’Bow đã phát đi lời kêu gọi “cứu vãn Huế” nhằm phát động trên phạm vi quốc tế một cuộc vận động bảo tồn và khôi phục các giá trị của Di sản văn hóa Huế.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, từ thời điểm lời kêu gọi ấy được phát đi, việc bảo quản, trùng tu, tôn tạo các di tích Huế bắt đầu được vận hành đúng với quỹ đạo của nó. Đến thời điểm này có khoảng 175 công trình di tích lớn, nhỏ được đầu tư, trùng tu, bảo tồn. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung An Định… “Điều này đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang diện mạo đô thị và khu dân cư, thu hút du khách, tăng nguồn thu du lịch và dịch vụ…”, ông Hải nhận định.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh (Trường đại học Khoa học, Đại học Huế) cho rằng, việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản một cách bài bản từ chủ trương chính sách, nghiên cứu đến quá trình triển khai đều tuân thủ các nguyên tắc khoa học. Do vậy, kể từ ngày Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1993 cho đến nay, công cuộc trùng tu, bảo tồn hệ thống di sản được triển khai hiệu quả.

Và còn những thách thức

Thế nhưng, theo một số ý kiến của các chuyên gia, những năm gần đây cùng với nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, di sản văn hóa Huế đang đứng trước những thách thức bảo tồn và phát huy. Ngoài những di tích được UNESCO công nhận, có không ít di tích khác bị xuống cấp, lãng quên… Điều này là do thiếu quy hoạch, thiếu tầm chiến lược, phương thức bảo tồn, nguồn kinh phí.

Nói thêm về hạn chế, TS. Trần Đức Anh Sơn, Trường đại học Đông Á (nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế) - nhận định, chưa có một chính sách toàn diện, hài hòa đối với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế, thiếu đội ngũ chuyên gia bảo tồn di tích thật sự, nhiều công trình trùng tu, tôn tạo sai với di tích gốc… Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra, do mâu thuẫn nội tại trong việc giải quyết mối quan hệ bảo tồn và phát triển, chủ các di sản văn hóa thời Nguyễn và những người tham gia công tác bảo tồn chưa am tường dẫn đến hành xử không đúng mực với di sản văn hóa, quá trình nghiên cứu các di sản văn hóa trước khi trùng tu, bảo tồn hay khai thác chưa thấu đáo dẫn đến chưa đưa được phương án tối ưu… Bên cạnh đó, khó khăn về tài chính, nhân lực và khí hậu thời tiết của vùng Huế cũng là trở lực.

Để giảm thiểu tình trạng đó, vị chuyên gia này cho rằng nên ban hành và thực hiện chính sách đồng bộ trong việc bảo tồn di sản văn hóa của tất cả thời kỳ ở Huế chứ không nên tập trung ưu tiên bảo tồn các di sản văn hóa thời Nguyễn. Cần xây dựng bộ quy tắc về công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa theo đúng chuẩn mực quốc gia và quốc tế; sử dụng đội ngũ công nhân am hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thời Nguyễn trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích thời Nguyễn ở Huế…

TS. Sơn cho rằng, để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế, ngoài những nỗ lực của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và của chính quyền các cấp ở Huế, cần phải lan tỏa hoạt động này ra cộng đồng, bằng cách thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về di sản văn hóa thời Nguyễn đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngoài ra, quảng bá di sản văn hóa thời Nguyễn một cách bài bản và sâu rộng đến du khách thăm Huế, giúp họ hiểu và trân trọng giá trị của nó.

Bài, ảnh: Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

TIN MỚI

Return to top