ClockChủ Nhật, 11/06/2023 15:39

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương

TTH.VN - Sáng 11/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung với chủ đề "Gìn giữ, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa trên tạp chí văn nghệ".

Khai mạc chương trình “Sông Hương – Một dòng thơ”Khai mạc triển lãm nghệ thuật "Về miền di sản"Tạp chí Sông Hương kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên

leftcenterrightdel
 Tặng hoa và cờ lưu niệm cho các tạp chí tham dự hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của các tạp chí thuộc 5 vùng kinh đô xưa và nay gồm Tạp chí Sông Hương (Thừa Thiên Huế), Tạp chí Người Hà Nội ( TP. Hà Nội), Tạp chí Xứ Thanh (Thanh Hóa), Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình (Ninh Bình), Tạp chí Sông Lam ( Nghệ An). Ngoài ra, còn có sự tham dự của một số tạp chí khác thuộc khu vực bắc miền Trung như Tạp chí Nhật Lệ (Quảng Bình), Tạp chí Hồng Lĩnh ( Hà Tĩnh), Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ ( Phú Thọ).

Hội thảo đã đề cập đến những vấn đề trong tiếp nhận, gìn giữ và bảo tồn di sản, văn hóa. 

Những di sản như: Di sản văn hóa Thành nhà Hồ;  di sản văn hóa quốc gia đặc biệt Lam Kinh ở Thanh Hóa, Phú Thọ với “Hát Xoan Phú Thọ", “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, Thừa Thiên Huế với Quần thể Di tích Cố đô Huế, Hà Nội với ngàn văn văn vật, kinh kỳ, phố Hiến... cùng những lễ hội, phong tục khác đã trở thành những giá trị văn hóa của các vùng miền… Đó không chỉ là trách nhiệm quảng bá, gìn giữ, mà còn là cảm hứng cho nghệ thuật nói chung.

Tạp chí văn nghệ địa phương, song hành với việc góp sức phát huy cao nhất tính sáng tạo văn học nghệ thuật bằng những tư liệu, chất liệu về di sản, văn hóa bản địa, là công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Chung quy,  mục đích cao cả là gìn giữ và lan tỏa giá trị về văn hóa là nền tảng sức mạnh của dân tộc.

Tin, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top