Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Nhà văn hóa cơ sở, sinh mà chưa động

(TTH) - Trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có thể nói thiết chế văn hóa cơ sở đóng vai trò quan trọng, trong đó nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng là mô hình sinh hoạt, nơi mà người dân có thể nắm thông tin, thảo luận, bàn bạc về nhiều việc, nhiều chuyện trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nhà văn hóa cơ sở, sinh mà chưa động
Quy hoạch, ổn định vùng sắn nguyên liệu

(TTH) - Thời gian gần đây khi giá thu mua củ sắn tươi tăng cao, người dân đã bung ra mở rộng diện tích trồng sắn. Với nông dân đây là tín hiệu đáng mừng bởi vì chuyển sang trồng sắn lợi ích kinh tế đem lại lớn hơn một số cây trồng khác. Cây sắn lâu nay vốn là cây trồng truyền thống, chi phí đầu tư ít, dễ chăm sóc nên trước cơn sốt về giá sắn củ tăng, việc chuyển đổi diện tích để trồng sắn là chuyện bình thường đối với người nông dân.

Quy hoạch, ổn định vùng sắn nguyên liệu
Ngôi làng 100 tuổi

(TTH) - Gần 30 trước, ông Hồ Văn Diễn về hưu. Bỏ lại phố thị đông vui, ông trở về với làng quê. Có người bảo sao dại thế, ông cười. Mấy năm nay, khi tuổi đã ngót nghét chín mươi, ông Diễn cất công sưu tầm, tập hợp để rồi phụng biên, chắp bút cuốn phổ chí cho làng mình. Ông bảo ngạn ngữ có câu “Cây có gốc mới tốt cành xanh lá. Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu”. Ông yêu mến và gắn bó với cái làng nghèo của mình, muốn tri ân công lao của các thế hệ tiền nhân để lưu truyền cho thế hệ hôm nay và cả mai sau nữa về cội nguồn, tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của ngôi làng, nơi “chôn nhau cắt rốn”.

Ngôi làng 100 tuổi
Ngậm mà nghe!

(TTH) - Tôi lục tìm trong sách sử, tuyệt nhiên không nghe nhắc đến thời điểm xuất hiện của cây thanh trà trên đất Thần kinh. Nó không giống như trái măng cụt chẳng hạn, gắn liền với thời điểm bà Từ Dũ về làm dâu nhà Nguyễn đem từ Nam bộ ra trồng ở vùng Kim Long, xưa quý đến mức người ta đã đặt cho nó cái tên rất đẹp là trái giáng châu. Chỉ biết rằng, nhiều sách sử cách nay chừng 200 năm về trước, đã nhắc đến trong nhiều của ngon vật lạ tiến cung nhà Nguyễn, cùng với gạo de An Cựu, nhãn Kim Long hay chè Tuần… đã thấy có trái thanh trà của làng Nguyệt Biều góp mặt như đặc sản vườn nổi tiếng của vùng đất Phú Xuân.

Ngậm mà nghe
Cần một cuộc "đại phẫu"!?

(TTH) - Khởi công tháng 4/2001, đến tháng 1/2003 tuyến đường được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngay sau khi hết thời hạn bảo hành một năm, công trình bắt đầu xuống cấp, hư hỏng.

Cần một cuộc đại phẫu
Tên đường phố Huế

(TTH) - 23 tháng 8 là một con đường đặc biệt ở Huế. Con đường dài đến 351 mét, đi qua trước mặt Ngọ Môn và không có số nhà này, hình thành từ đầu thế kỷ 19 cùng với thời gian xây dựng Kinh thành Huế có tên gọi rất sớm. Trước năm 1945 là đường Ngọ Môn. Trước năm 1976 là đường Độc Lập. Từ tháng 1-1977 là đường 23 tháng 8.

Tên đường phố Huế
Mừng vui với... tôm chua Huế

(TTH) - Vậy là sau một thời gian dài nỗ lực của nhiều cơ quan chức năng và những người tâm huyết, tuần qua (ngày 5-8), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế đã chính thức công bố và trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Tôm chua Huế” do Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho Hiệp hội Tôm chua Huế. Đây không chỉ là tin vui của những hộ sản xuất kinh doanh tôm chua của tỉnh, mà cả với những người yêu Huế và quan tâm tới những đặc sản của Huế

Mừng vui với  tôm chua Huế
Chuyện đồng nát

(TTH) - Rồi vị chuyên gia người Nhật ấy thổ lộ những ý tưởng. Rằng tại sao không thể tổ chức những địa điểm mua bán đồng nát ngay tại các ngôi chợ. Đồng thời hình thành thói quen phân loại rác thải ở nhà cho người dân. Thứ gì bán được họ sẽ giữ lại để mỗi sáng đem ra chợ bán như người nông dân bán một mớ rau, chục qủa trứng gà hay vài quả vả...

Chuyện đồng nát
Văn hóa giao thông

(TTH) - Tai nạn giao thông đang là nỗi kinh hoàng để lại hậu quả đau lòng cho nhiều gia đình. Số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, nhiều vụ thảm khốc đến khiếp sợ. Thấy được những hậu họa do các vụ tai nạn giao thông gây ra, những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, thực thi nhiều giải pháp nhằm kiềm chế các vụ tai nạn giao thông. Mở mang hệ thống đường sá ở các đô thị, nhất là ở các thành phố lớn, Chính phủ đã đầu tư xây mới và nâng cấp các tuyến Quốc lộ, đường cao tốc, xây nhiều cây cầu hiện đại, xóa các điểm đen và mở nhiều nút giao thông giải quyết ùn tắc giao thông ở một số khu vực, địa phương.

Văn hóa giao thông
7 tháng và 71,6%

(TTH) - Theo Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trong tháng 7 vừa qua ước đạt 32,58 triệu USD, tăng gần 3% so tháng trước và tăng 44,81% so với tháng 7-2010. Tính chung 7 tháng đầu năm nay, KNXK hàng hoá trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 200 triệu USD, tăng gần 62% so cùng kỳ năm 2010 và đạt 71,6% kế hoạch năm 2011. Trong bối cảnh lạm phát còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của tỉnh và cả nước nói chung, tổng mức KNXK 7 tháng đầu năm nay cho thấy những tín hiệu khả quan trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của tỉnh.

7 tháng và 71,6
Nghệ nhân xứ Huế

(TTH) - Báo chí đã đưa tin, đồng loạt và trang trọng với lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của NSƯT La Cháu, nghệ nhân cuối cùng của tuồng cung đình triều Nguyễn ở tuổi 99 vào cuối tuần qua. Có nhiều giai thoại đáng nhớ về con người tài danh này. Chuyện rằng, thuở thiếu thời, một lần La Cháu đang học diễn thì vua Khải Định ngự giá ngang qua Nhà hát Duyệt Thị Đường. Bất chợt, nhà vua hỏi: “Có thằng nào hát hay không, hát cho trẫm nghe nào?”. Nghe lời thầy Đội Em bảo, La Cháu liền hát “Rượu nghiêng hồ càng say cựu ngãi.Nhờ ngàn vàng không cãi người xưa”. Nghe xong, nhà vua liền nói: “Thằng ni hát được đó, hát hay đó”, rồi hỏi tiếp: “Rứa thì mi nhớ cái chi và không cãi cái chi?”. Rất hồi hộp nhưng cụ cũng nhanh chóng trấn tĩnh, tâu: “Muôn tâu bệ hạ, con luôn nhớ những gì thầy dạy và con cũng không bao giờ dám cãi lại lời thầy”.Nhà vua cười, xoa đầu “nghệ sĩ” và cho lui.

Nghệ nhân xứ Huế
Cây xăng "rót nước" ra đường

(TTH) - Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng hạ tầng đô thị, lấy Huế làm hạt nhân mở rộng đô thị vệ tinh về Thuận An ra Tứ Hạ, Phong Điền... Trong xây dựng hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông được xem là điểm nhấn làm cho phố xá, cửa ngõ vào thành phố có diện mạo văn minh. Mục tiêu là như vậy thế nhưng thực trạng đường sá ở Thừa Thiên Huế như hiện nay quả là điều chưa ngang tầm với vị thế của một tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Quốc lộ 1A đi qua Thừa Thiên Huế, đường tránh phía Tây Huế, hệ thống đường đến các điểm tham quan du lịch, nhiều nơi còn quá lởm chởm đá. Báo chí phản ảnh khá nhiều về thực trạng xuống cấp của đường bộ qua địa bàn Thừa Thiên Huế. Mới đây, tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ IV, nhiều ý kiến nêu lên thực trạng xuống cấp của hệ thống giao thông, đáng chú ý là Quốc lộ 1A đoạn qua Thừa Thiên Huế.

Cây xăng rót nước ra đường
Nhà hát trong mơ

(TTH) - Cũng như nhiều người, tôi có được niềm vui lớn khi cùng với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Huế có tên là một trong 4 điểm lưu diễn của Chương trình Hoà nhạc Toyota xuyên Việt 2011 được dàn dựng công phu và trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng danh tiếng người Nhật Bản Honna Tetsuju. Một chương trình đã mang lại giá trị thưởng thức thẩm mỹ cao và những giai điệu tinh tế cho những khán giả yêu nhạc ở Huế.

Nhà hát trong mơ
Liệu có “đầu voi đuôi chuột”?

(TTH) - UBND tỉnh vừa ký ban hành Kế hoạch Khôi phục và Phát triển nghề, lng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu năm 2011- 2012 với tổng mức đầu tư 14,75 tỷ đồng. Ba nghề, làng nghề được chọn đầu tư khôi phục, phát triển là mây tre đan Bao La, nón lá Mỹ Lam và gốm Phước Tích.

Liệu có “đầu voi đuôi chuột”
Có một giá trị di sản Huế

(TTH) - Gần 100 năm trước ở Huế, tập san BAVH, viết tắt của cụm từ Bulletin Amis du Vieux Hué (tập san của những người bạn Cố đô Huế) ra đời. Xuất bản từ năm 1914 đến 1944, 3 tháng một số, toàn bộ của tạp chí BAVH ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục. Tổng biên tập là nhà khoa học có tiếng L.Cadière. Hình thức đơn giản nhưng trang trọng, nội dung lại rất phong phú, đa dạng, đủ các vấn đề về văn hoá nghệ thuật, giáo dục, xã hội, nhân văn, lịch sử, địa lý dân tộc học, thương mại, du lịch… BAVH là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ đam mê nghiên cứu. Nó cũng là niềm tự hào của miền đất núi Ngự, sông Hương, của những ai yêu Huế và hết lòng vì Huế.

Có một giá trị di sản Huế
Return to top