Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Đọng vốn đầu tư

(TTH) - Con số hơn 112 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 cấp tỉnh chưa giải ngân đến hết ngày 31/01/2011 đã được Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế thông báo từ ngày 15/02/2011 cho thấy tình hình giải ngân vốn đầu tư của tỉnh. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, kế hoạch vốn đầu tư năm 2010 chưa thanh toán hết trên 22,3tỷ đồng (chiếm 15% kế hoạch năm 2010).

Đọng vốn đầu tư
Chật nhà, không chật chi bụng

(TTH) - Tôi đã quên đi rất nhiều điều để cứ đọng lại và rồi nhớ mãi câu nói mới đây của một nông dân ở thôn Lại Thế, Phú Vang. Tháng bảy, mùa thi đến cũng là lúc ông cùng gia đình chuẩn bị dọn dẹp lại nhà cửa để tiếp đón những học sinh ở xa về Huế ứng thí vào các trường đại học mà chẳng hề nghĩ chi nhiều đến chuyện tiền nong. Ông lăng xăng, thấy lạ, có người đặt câu hỏi, ông thật thà, chơn chất: “Tui coi như con cháu mình đi thi thôi, chật nhà chứ chật chi bụng”. Tôi cũng biết, riêng người nông dân kia hằng năm đã chuẩn bị cả chục chỗ trọ miễn phí ngay tại nhà mình cho các thí sinh.

Chật nhà, không chật chi bụng
Chuyện từ lầu Tứ phương vô sự

(TTH) - Sau gần một tháng được khuấy động, câu chuyện làm dịch vụ cà phê ở lầu Tứ Phương Vô Sự (thuộc quần thể di tích Cố đô Huế) đến nay vẫn còn những dư âm. Có người đùa: Nhờ báo chí “ầm ĩ” mà cà phê Tứ Phương Vô Sự đắt khách. Nhưng nhìn nhận một cách nghiêm túc, câu chuyện Tứ Phương Vô Sự đang đặt ra một vấn đề lớn hơn. Đó là bài toán bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế. Đây cũng là câu chuyện của ca Huế trên sông Hương, của “cơm vua” và thậm chí là cả của Nhã nhạc...

Chuyện từ lầu Tứ phương vô sự
Làm gì cho thành phố sạch, đẹp?

(TTH) - 1. Đến nay, Khách sạn Sài Gòn - Morin là doanh nghiệp du lịch duy nhất ở Huế đăng ký và đạt chuẩn ISO về môi trường. Hơn ba năm qua, tại đây đã áp dụng nhiều chỉ tiêu về môi trường như dùng túi giấy thay thế túi ni-lon cho khách. Lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Trang bị hệ thống phân loại rác thải. Ngay trên sân sau của khách sạn là các thùng rác phân định rõ chức năng như rác thải rắn, rác thải độc hại, rác thải phân hủy...Nhưng oan uổng thay, các thùng rác đã được phân loại sạch sẽ này, hàng ngày lại “bị” các xe thu gom rác của Công ty Môi trường-Đô thị đổ lộn nhào với lý do: Thành phố chưa có hệ thống xử lý và phân loại rác.

Làm gì cho thành phố sạch, đẹp
Sống trên di sản

(TTH) - Bảo rằng, người Huế mình sống trên di sản cũng không quá đáng. Một thời là châu Ô, châu Lý của Cham pa. Khoảng dài thời gian là Thuận Hoá, phiên dậu biên cương của Đại Việt. Hàng trăm năm là thủ phủ của xứ Đàng Trong, từng là kinh đô của Tây Sơn, của Vương triều Nguyễn...Huế ken dày những di tích, mang đậm nét dấu ấn lịch sử của những thời đại khác nhau. Lịch sử đã để lại nơi đây một hệ thống di sản phong phú với gần 1.000 di tích, trong đó có 130 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh; đặc biệt Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Sống trên di sản
Coi chừng cây sắn

(TTH) - Theo nông dân nhiều địa phương, chưa bao giờ củ sắn được giá như hiện nay. Giá sắn tăng từng ngày, tư thương ra tận ruộng, thậm chí gửi tiền trước để tranh mua. Với giá 5.000 đến 5.500 đồng/kg, bình quân 1 ha sắn nông dân lãi ròng khoảng 40-60 triệu đồng. Sắn là loại cây dễ trồng, chi phí thấp, không đòi hỏi chăm sóc nhiều, lại ít bị sâu bệnh... Tuy nhiên, đằng sau việc nông dân mở rộng diện tích trồng sắn một cách ồ ạt là vấn đề đáng lo ngại.

Coi chừng cây sắn
Chất thép

(TTH) - Tháng 8/1933, ở nước ta nổ ra hai cuộc bút chiến lớn đầu tiên “Duy tâm hay duy vật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trung tâm của sự kiện báo chí quan trọng đó là Huế. Khởi xướng, giành thắng lợi làm chấn động dư luận trong nước và góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin trên báo chí hợp pháp và công khai trong 2 cuộc bút chiến này là Hải Triều - Nguyễn Khoa Văn, nhà báo, chiến sĩ cộng sản, người con của xứ Huế.

Chất thép
Nhớ đồng

(TTH) - Một thời, có cả những cánh đồng lúa nằm ngay giữa lòng phố thị. Giờ đây, bao quanh Huế vẫn là những cánh đồng. Như ở phía Nam, trên này là Dương Phẩm, Thanh Thuỷ Thượng; phía dưới một tý là Dạ Lê, Thanh Lam; hay ngã phía bên kia là Lang Xá, Đồng Di… Một cảm giác thật nhẹ nhàng, thư giãn khi bước ra khỏi chốn thành đô, trước mắt là màu xanh ngút ngàn của những cánh đồng lúa đang vào thì con gái.

Nhớ đồng
Vun đắp tinh thần yêu nước…

(TTH) - Không phải chuyện giá cả leo thang hay nước uống đóng chai bị nhiễm chất độc DEHP. Câu chuyện nóng bỏng quanh mâm cơm của nhiều người dân Việt tuần qua lớn hơn nhiều, lên quan đến vấn đề chủ quyền dân tộc.

Vun đắp tinh thần yêu nước…
Đóng cửa du lịch Bạch Mã

(TTH) - Thông tin mới nhất cho hay, từ năm 2011 đến đầu 2013, VQG BM đóng cửa tất cả các hoạt động du lịch. Còn trong tương lai, hoạt động du lịch BM sẽ ra sao?

Đóng cửa du lịch Bạch Mã
Ưu thế của siêu thị

(TTH) - Một thực tế thuộc diện... “ngạc nhiên chưa?!” diễn ra trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2001 đến nay, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán Tân Mão là giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm ở các siêu thị vẫn bình ổn và rẻ hơn sản phẩm cùng loại tại nhiều chợ. Sự chênh lệch giá một cách rõ ràng trong bối cảnh “tiền thua, gạo kém” khiến các siêu thị trở thành “nơi đi chợ” không chỉ của “giới ăn lương”, mà cả với nhiều người nội trợ thuộc “giới lao động phổ thông”. Qua “sóng gió” của thị trường, hệ thống các siêu thị càng khẳng định rõ ưu thế của mình đối với người tiêu dùng trong quá trình phát triển.

Ưu thế của siêu thị
Đến với Lăng Cô theo kiểu vua

(TTH) - Trong số các vua triều Nguyễn, vua Khải Định (1916-1925) là người đi du lịch nhiều nhất. Nhà vua từng có chuyến du hành sang Pháp, dự cuộc “Đấu xảo thuộc địa” tổ chức ở Marseille. Chuyến đi được ghi chép khá đầy đủ trong quyển “Ngự giá như Tây ký”.

Đến với Lăng Cô theo kiểu vua
Quá khiêm tốn!

(TTH) - Là một trung tâm văn hoá, du lịch lớn của cả nước, Thừa Thiên Huế có hàng trăm cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay, trên địa bàn tỉnh mới có 21 cơ sở dịch vụ ăn uống và mua sắm được công nhận đạt chuẩn. Đây quả là con số còn quá khiêm tốn. Phải chăng Thừa Thiên Huế có quá ít các cơ sở du lịch dịch vụ có đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; hay nhiều cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn nhưng lại không mấy quan tâm đến việc đăng ký thẩm định để công nhận?

Quá khiêm tốn
Lóc xóc không bằng góc vườn

(TTH) - Mẹ tôi tuổi đã ngoài 70, sống một mình ở quê, ven đô Huế. Thỉnh thoảng, nhớ con cháu bà khăn gói lên thăm, nhưng chỉ ở được một ngày là đòi về ngay. Mẹ bảo, buổi tối không ai thắp nhang, chong đèn. Nhớ vườn lắm! Tôi vẫn thường về thăm mẹ. Thấy cửa đóng then cài, chạy vội ra vườn, y như rằng bắt gặp dáng mẹ thấp thoáng sau những bóng cây. Vườn nhà tôi tý tẹo, chỉ có dăm bảy gốc chuối, vài loại cây ăn quả, dăm ba thứ rau đậu, thu hoạch chẳng là bao, nhưng với mẹ tôi đó là cả niềm yêu.

Lóc xóc không bằng góc vườn
Thấm sử cho lớp trẻ

(TTH) - Mới đây, Trường tiểu học Phước Vĩnh đã có sáng kiến rất hay là tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cho 400 học sinh xuất sắc của trường ngay tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng. Kỳ đại hội này đã trở thành một kỷ niệm khó quên trong quãng đời học sinh của các em. Thật xúc động khi thấy các em như một đàn chim nhỏ, háo hức trước hiện vật lịch sử. Lạ lẫm là những khẩu thần công bề thế, to như chân voi. Quen thuộc là chiếc mũ tai bèo dễ thương “như một bàn tay nhỏ” của anh bộ đội giải phóng quân mà các em từng biết đến qua một bài thơ từ thời vỡ lòng…

Thấm sử cho lớp trẻ
Return to top