Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
“Bà đỡ”... khuyến công

(TTH) - Hơn 2.176 triệu đồng là tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh dành cho hoạt động khuyến công năm 2011; tăng 147,6% so với năm 2010. Trong đó, kinh phí khuyến công Quốc gia hỗ trợ 880 triệu đồng; ngân sách tỉnh đầu tư 1.296 triệu đồng. Ngoài ra, các huyện còn dành 1.500 triệu đồng cho các hoạt động khuyến công. Hoạt động khuyến công những năm gần đây của tỉnh không chỉ là sự gia tăng về con số đề án và tổng mức đầu tư, mà chính là hiệu ứng của nó đối với nền kinh tế, nhất là sản xuất công nghiệp - TTCN ở các vùng nông thôn.

“Bà đỡ”  khuyến công
Trí thức & câu lạc bộ trí thức

(TTH) - Khi bàn về trí thức, ai cũng nghĩ ngay đến những người học hành cao, có bằng cấp, học hàm, học vị. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, lao động sản xuất, kinh doanh... có nhiều người bằng cấp không cao nhưng do say mê lao động, say mê nghiên cứu, chịu học hỏi, tìm tòi ngay chính trong công việc cụ thể của mình nên có nhiều sáng tạo được xã hội tôn vinh, ghi nhận trong lĩnh vực chuyên môn nhất định. Lịch sử ghi công nhiều tên tuổi lừng danh khi chưa học hết bậc đại học nhưng đã có những đóng góp xuất sắc cho khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội, quản lý kinh tế - xã hội như Bill Gates ở Hoa Kỳ, Shakespeare ở Anh Quốc, nhà văn Nguyên Hồng có những sáng tạo để đời với “Những ngày thơ ấu”, “Bỉ Vỏ”...

Trí thức  câu lạc bộ trí thức
Bến đò hoài niệm

(TTH) - Lần đầu tiên, tôi có khái niệm về bến đò và đi đò là vào năm học lớp chín, cách nay cũng hơn 30 năm. Lúc đó, tôi có đứa bạn học cùng lớp quê ở Bao La, Quảng Phú (Quảng Điền). Dịp hè, cả bọn rủ nhau về quê chơi và để về được làng Bao La, chúng tôi phải qua đò Hạ Lang. Cái cảm giác gọi đò, chờ đò, lên đò, đi đò và xuống đò lần đầu thật thú vị. Sau này, tôi mới biết, với bến đò Hạ Lang, tôi chỉ là khách nên mới chỉ thấy cái lạ, cái hay mà chưa cảm nhận được hết cái khổ của kẻ đi đò thường xuyên như thằng bạn tôi khi phải qua đò vào mùa mưa lũ, luôn trong tâm trạng vội vàng mỗi tối sợ lỡ chuyến đò ngang cuối cùng.

Bến đò hoài niệm
Vui chơi hay kinh doanh?

(TTH) - Quá trình đô thị hóa của Huế đã làm cho người dân Huế mất dần vườn và khoảnh sân riêng cho mỗi gia đình, đến lúc quỹ sân và vườn này cạn kiệt thì chúng ta vô tình đã tự đẩy mình vào trong một không gian sống ngột ngạt. Để cứu vãn tình thế này, bất kỳ quy hoạch đô thị nào cũng phải đặt vấn đề công viên vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Công viên không những góp phần cứu vãn môi trường của con người bị tách rời khỏi thiên nhiên mà công viên còn tạo một cảnh quan văn hóa, một cảm quan thẩm mỹ, bảo đảm cho cuộc sống cân bằng tâm hồn con người. Riêng ở Huế, những công viên dọc theo hai bờ sông Hương vừa tạo cảnh quan văn hóa mở bảo vệ được giá trị nhiều mặt của sông Hương, một phần khác góp phần cứu vãn di tích lịch sử văn hóa đã bị che phủ. Nhu cầu của con người là màu xanh của hoa lá, bầu trời và khoảng không gian rộng mở, một chút không khí trong lành để cân bằng lại cuộc sống tù túng tại thành phố. Tinh thần của mỗi một công dân thành phố cũng phải có nhận thức rõ ràng: Đây là công viên của chung mọi người, không được chiếm hữu vì bất kỳ mục đích riêng tư nào.

Vui chơi hay kinh doanh
Chợ Dinh bán áo con trai…

(TTH) - Trong lịch sử, từng có một phố chợ Dinh, một chợ Dinh, cùng một Dinh Ông. Khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho đào kênh Đông Ba biến vùng đất ở phía bên kia bao bọc bởi một nhánh của sông Hương, có từ thời các chúa Nguyễn, thành ốc đảo và trên bản đồ thực hiện năm 1819, L.Rey gọi là đảo Chợ Dinh. Cũng chính vua Gia Long đã cho bắc cây cầu gỗ An Hội và sau đó năm 1837, vua Minh Mạng đổi thành Gia Hội. Đây là cơ sở cho sự ra đời của phố Chợ Dinh xưa, bắt đầu từ cầu Gia Hội (đường Chi Lăng hiện nay). Phố Chợ Dinh có “chợ Dinh bán áo con trai”. Và khi quan Thượng thư Trần Tiễn Thành đến xây dựng tư dinh ở phía bên kia đường đối diện thì chợ được đặt tên chợ Dinh.

Chợ Dinh bán áo con trai…
Mở đường cho doanh nghiệp

(TTH) - Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị khi UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giai đoạn 2011-2015 trong dịp cả nước đang hướng về Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2012).

Mở đường cho doanh nghiệp
Tuyến trên & tuyến dưới

(TTH) - Đến các bệnh viện tuyến trên, ai cũng có cảm giác sao bệnh tật lắm thế, khoa phòng nào cũng quá tải. Có lúc một giường bệnh được dùng chung cho những 2, 3 bệnh nhân. Mấy năm gần đây, bên cạnh các cơ sở y tế công, các cơ sở y tế tư nhân mở ra khá nhiều. Bệnh viện tư, phòng mạch tư, các nhà thuốc “bung ra” không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn, số lượng người tham gia vào mạng lưới khám, chữa bệnh, bán thuốc trên địa bàn ngày càng nhiều. Thế nhưng, sự quá tải của bệnh viện tuyến trên vẫn là chuyện thường nhật.

Tuyến trên  tuyến dưới
Được mùa, thoát lụt...

(TTH) - Đó là “niềm vui kép” của nhiều nông dân Thừa Thiên Huế trong vụ hè thu này. Hai tuần qua, trong khi hàng triệu nông dân ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Nghệ An, Thanh Hóa chống chọi với nước ngập để thu hoạch lúa hè thu, thì nông dân nhiều địa phương của tỉnh đã thở phào nhẹ nhõm khi thoát cảnh lội nước vớt lúa. Càng vui hơn khi năng suất lúa bình quân của vụ hè thu này tại nhiều địa phương của tỉnh cũng đạt ở mức cao kỷ lục.

Được mùa, thoát lụt
Giáo dục & sự đổi mới

(TTH) - Với chủ trương xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã cho phép các trường dân lập vay vốn đầu tư nước ngoài thành lập ngày càng nhiều loại hình trường học. Như vậy tính cạnh tranh trong giáo dục xuất hiện, nhiều trường thực hiện chiến lược quảng bá tên tuổi nhằm thu hút sinh viên. Điều quan trọng hơn là các trường tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu giáo dục.

Giáo dục  sự đổi mới
Chờ bão

(TTH) - Một nhà thơ ở Huế đã viết rất hay, rằng“Mùa thu bắt đầu bằng những cơn bão/ và nước lớn trên những con sông…”. Câu thơ gợi nhớ cho người Huế mình thêm một “sắc màu’ khó quên nữa của mùa thu ở Huế, khởi đầu của những tháng ngày mưa bão.

Chờ bão
Bài học từ “Cà phê Buôn Ma Thuột”

(TTH) - Tuần qua, giới kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam đang đứng ngồi không yên khi thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk đã bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Theo một số chuyên gia, điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ không thể xuất khẩu sang thị trường này, thị trường luôn nằm trong nhóm 10 nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam và thậm chí là vụ việc có khả năng nghiêm trọng hơn nếu như doanh nghiệp Trung Quốc này lợi dụng quyền sở hữu của mình để đăng ký sở hữu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên qui mô toàn thế giới. Hơn bao giờ hết, Đây là bài học thấm thía cho các doanh nghiệp, địa phương trong việc đăng ký bảo hộ độc quyền đối với thương hiệu, sản phẩm của mình.

Bài học từ “Cà phê Buôn Ma Thuột”
Bảo vệ rừng, trách nhiệm của cộng đồng

(TTH) - Ai cũng biết rừng là lá phổi của trái đất, có vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn... Từ ý nghĩa đó, bảo vệ rừng là một yêu cầu cấp thiết không chỉ riêng của quốc gia nào.

Bảo vệ rừng, trách nhiệm của cộng đồng
Làng không... rác

(TTH) - Sau nhiều năm triển khai, phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh đã hình thành được nhiều mô hình cộng đồng làng, xã ý nghĩa như mô hình phường không tệ nạn ma túy, làng không sinh con thứ ba, bản không mê tín dị đoan... Gần đây, một số làng, xã đã mạnh dạn đưa qui ước bảo vệ môi trường vào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tạo được chuyển biến tốt trong nhận thức của một bộ phận nhân dân.

Làng không  rác
Liên kết trong đào tạo và tuyển dụng

(TTH) - Nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, những năm qua công tác đào tạo nghề được xã hội hoá sâu rộng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 38 cơ sở đào tạo nghề. Đó là chưa kể các khoá đào tạo ngắn hạn được tổ chức theo các chương trình, dự án của các cấp, các ngành, các đoàn thể... với hàng ngàn lao động được tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo; đặc biệt là việc sử dụng lao động sau đào tạo còn nhiều bất cập, nhất là giữa cung và cầu. Trong chuyến thăm và làm việc mới đây tại Đại học Huế, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đề cập tới tình trạng lãng phí trong đào tạo hiện nay. Giải pháp quan trọng cho thực trạng trên là phải gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với những đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động và ngược lại.

Liên kết trong đào tạo và tuyển dụng
“Nút thắt” còn lại

(TTH) - Ai cũng biết, với dăm ba sào ruộng, đôi ba con heo, vài chục con gà vịt... các hộ nông dân thật khó mà vượt qua giới hạn đủ ăn, chứ đừng nói tới “giấc mơ làm giàu”. Làm thế nào để thoát nghèo vẫn là một bài toán khó với nhiều hộ nông dân Thừa Thiên Huế và vùng duyên hải miền Trung nói chung. Kết quả từ hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi toàn tỉnh lần thứ VI vừa qua đã khẳng định hiệu quả và sức lan toả của một phong trào.

“Nút thắt” còn lại
Return to top