Thế giới

Thuế quan của Mỹ sẽ không dễ dàng làm chệch hướng phục hồi của Khu vực đồng Euro

ClockThứ Sáu, 21/02/2025 18:31
TTH.VN - Khu vực đồng Euro đang cho thấy những dấu hiệu ban đầu về sự phục hồi kinh tế khó bị phá vỡ bởi mức thuế mới đưa ra bởi chính quyền Donald Trump. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể lơ là cảnh giác.

EU: Các đột biến cúm gia cầm gây ra mối đe dọa ngày càng tăng Thế giới vừa trải qua năm đầu tiên nhiệt độ vượt ngưỡng 1,5 độ CNăm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu ÁNhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

 Khu vực đồng Euro đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi ban đầu. Ảnh minh họa: vneconomy.vn

Cụ thể, nhiều nhà đầu tư và nhà kinh tế tin rằng Khu vực đồng Euro sẽ tiếp tục bị “kẹt” ở mức tăng trưởng thấp vào năm 2025. Trong đó các nhà kinh tế đều nhất trí rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của khối sẽ dao động quanh mức tăng trưởng 1% vào năm 2025, chỉ cao hơn một chút so với mức tăng trưởng 0,7% đạt được vào năm 2024 và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 2% dự kiến của Mỹ.

Điều này cho thấy lĩnh vực sản xuất, vốn là lực cản chính đối với tăng trưởng của Khu vực đồng Euro vào năm 2024, sẽ tiếp tục trì trệ do chi phí năng lượng cao và nhu cầu thấp, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Nhưng sự bi quan này có thể đã quá mức. Điều này được giải thích trong Chỉ số chu kỳ sớm (Early Circle Indicator), chỉ số độc quyền của ngân hàng Panmure Liberum, đã cho thấy những dấu hiệu ban đầu về sự phục hồi kinh tế trong những tháng gần đây. Được biết, chỉ số dự báo này đã báo hiệu sự thay đổi trong tăng trưởng GDP và thu nhập của các công ty sản xuất châu Âu trước khoảng 9-12 tháng. Điều quan trọng là các cường quốc kinh tế châu Âu gồm Đức và Pháp đang cho thấy những dấu hiệu thận trọng về việc tăng trưởng đang tăng tốc.

Động lực chính của sự cải thiện này là sự phục hồi trong các đơn đặt hàng xuất khẩu mới, được thể hiện trong các cuộc khảo sát chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI). Nhu cầu xuất khẩu đã trở thành yếu tố then chốt trong tăng trưởng của Khu vực đồng Euro, vì xuất khẩu chiếm tới 51% GDP của khu vực vào năm 2023.

Dù vẫn còn nhiều thách thức và chưa thể có câu trả lời chính xác về mức độ tăng trưởng của châu Âu, song chắc chắn là sự phục hồi của châu Âu có thể sẽ bị thử thách do căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, đặc biệt khi chính quyền Trump tăng cường nỗ lực áp thuế đối với Liên minh châu Âu (EU).

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Mỹ đang thâm hụt thương mại hàng hóa khoảng 155 tỷ Euro (161,7 tỷ USD) với khối khu vực. Điều khiến các nhà đầu tư lo ngại là mức thuế quan mà Mỹ đưa ra có thể làm bùng phát lạm phát ở châu Âu và hạn chế tăng trưởng ở giai đoạn mà tiến trình phục hồi này rất dễ bị tổn thương.

Nhưng hầu hết các mức thuế được đưa ra cho đến nay sẽ không có tác động trực tiếp đáng kể đến châu Âu. Trong đó, mức thuế 25% mới công bố đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn không gây ra nhiều tổn hại, do xuất khẩu thép của châu Âu sang Mỹ ghi nhận trong thập kỷ qua là khoảng 3 tỷ Euro và xuất khẩu nhôm cũng khiêm tốn tương tự. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chúng chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ EU sang Mỹ. Trong khi ngành công nghiệp thép và nhôm châu Âu sẽ phải đối mặt với tình trạng doanh thu xuất khẩu giảm nếu các mức thuế này được áp dụng, nhìn chung toàn Khu vực đồng Euro sẽ khó có thể cảm nhận được tác động này.

Dữ liệu mới nhất vào năm 2022 cho thấy mức thuế quan trung bình áp dụng đối với hàng hóa EU nhập khẩu vào Mỹ là 3,6%, trong khi mức thuế quan trung bình áp dụng đối với hàng hóa từ Mỹ vào là 4,5%. Theo mô hình dự đoán, việc áp thuế qua lại giữa EU và Mỹ sẽ chỉ làm giảm GDP của EU 0,02% và làm tăng lạm phát 0,01%, tức là hầu như không có tác động nào đến Khu vực đồng Euro.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FAO ra mắt sáng kiến mới giúp cải thiện giám sát phục hồi hệ sinh thái

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa ra mắt Sáng kiến Tăng tốc giám sát đổi mới sáng tạo để phục hồi thiên nhiên (AIM4NatuRe), một sáng kiến mới với 7 triệu bảng Anh từ Vương quốc Anh nhằm cải thiện hoạt động giám sát và báo cáo các nỗ lực phục hồi hệ sinh thái toàn cầu.

FAO ra mắt sáng kiến mới giúp cải thiện giám sát phục hồi hệ sinh thái
Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN

Theo thông tin mới cập nhật trên trang Thailand Business News, việc Mỹ miễn trừ thuế đối ứng đối với hàng điện tử, bao gồm các sản phẩm như điện thoại thông minh, máy tính, chất bán dẫn và các sản phẩm linh kiện chính, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh sản xuất của khu vực Đông Nam Á.

Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN
Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
Return to top