ClockThứ Sáu, 08/06/2018 14:38

WWF: Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành “biển rác nhựa”

TTH.VN - Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành một "biển rác nhựa", Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ngày hôm nay (8/6) lên tiếng cảnh báo trong một báo cáo, kêu gọi các biện pháp làm sạch một trong những vùng biển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

Cảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁBáo động vụn nhựa trong băng Bắc CựcNâng cao nhận thức về hành tinh nhân Ngày Trái đấtAnh sắp cấm tiệt tăm bông, ống hút nhựaHàn Quốc đấu tranh giảm chất thải nhựaAnh cảnh báo rác thải nhựa trên đại dương tăng 3 lần trong 1 thập kỷ

Rác thải nhựa trên bờ biển Địa Trung Hải ở thủ đô Beirut, Liban. Ảnh: EPA-EFE

WWF cho biết, Địa Trung Hải có mức độ "vi nhựa" kỷ lục, những mẩu nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 milimet (tương đương 0,2 inch) có thể được tìm thấy ngày càng nhiều trong chuỗi thức ăn, đặt ra mối nguy hiểm cho sức khỏe con người.

"Sự tập trung của vi nhựa cao hơn gần gấp 4 lần" ở Địa Trung Hải, so với các vùng biển mở ở những nơi khác trên thế giới, báo cáo lưu ý.

Như trên toàn thế giới, vấn đề đơn giản là nhựa đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thường nhật. Trong khi đó, việc tái chế chỉ chiếm 1/3 chất thải ở khu vực châu Âu.

Cũng theo báo cáo trên, nhựa chiếm đến 95% lượng chất thải ở Địa Trung Hải và trên các bãi biển của nó, hầu hết đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, tiếp theo là Italy, Ai Cập và Pháp.

Qua đó, WWF khẳng định, để giải quyết vấn đề này, cần có một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm lượng rác thải nhựa và giúp dọn sạch rác thải trên biển. Tất cả các quốc gia xung quanh Địa Trung Hải nên tăng cường hoạt động tái chế, cấm sử dụng nhựa dùng một lần như túi và chai, và loại bỏ việc sử dụng vi nhựa trong chất tẩy rửa hoặc mỹ phẩm đến năm 2025.

Bản thân ngành công nghiệp nhựa cũng nên phát triển các sản phẩm có thể tái chế và phân hủy, được làm từ nguyên liệu tái tạo, không phải là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Bên cạnh đó, các cá nhân cũng cần thực hiện vai trò của mình, bằng cách đưa ra những lựa chọn cá nhân như sử dụng lược hoặc dụng cụ nhà bếp làm bằng gỗ chứ không phải bằng nhựa, WWF nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường

Ngày 30/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế tổ chức hội nghị đối thoại, tuyên dương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường và Tổng kết Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” về tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý chất thải rắn, xử lý rác hữu cơ và giảm thiểu rác thải nhựa” giai đoạn 2023 – 2024. Dự án do Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Tổ chức WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) thực hiện. ​

Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường
Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững

Đó là nội dung được trao đổi thảo luận tại hội thảo “Giải pháp dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững Trung Trường Sơn” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với WWF-Việt Nam tổ chức tại TP. Huế vào ngày 5/6. Tham dự có lãnh đạo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) các sở ban, ngành đơn vị liên quan của 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam.

Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững
Tập huấn về giáo dục môi trường và giảm rác thải nhựa

Sáng 4/6, Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức khóa tập huấn về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương cho giáo viên và cán bộ cốt cán tại các tỉnh/thành vùng duyên hải miền Trung.

Tập huấn về giáo dục môi trường và giảm rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top