ClockThứ Bảy, 05/03/2016 06:53

WHO: Virus Zika đã lan rộng đến 55 quốc gia trên thế giới

TTH.VN - Tính đến tháng 3/2016, các trường hợp lây truyền bản địa của bệnh Zika đã được phát hiện tại 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bên cạnh 3 quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhiễm bệnh có thể qua đường tình dục, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong một tuyên bố vừa được đưa ra sáng nay (5/3 - giờ Việt Nam).

Vi rút Zika có thể xuyên qua nhau thai sản phụPhát hiện trường hợp lây nhiễm virus Zika qua nước tiểu và nước bọtIndonesia ban hành cảnh báo du lịch đến 8 quốc gia do virus Zika

Muỗi Aedes aegypti truyền virus Zika. Ảnh: Wtea.

Theo báo cáo của WHO, từ ngày 1/1/2007 đến 3/3/2016, có tổng cộng 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự lây truyền bản địa (lây truyền tại chỗ do quần thể muỗi trú trong một khu vực đặc biệt bị nhiễm virus và bắt đầu truyền tải nó đến người dân trong vùng), hoặc có dấu hiệu bị lây truyền virus Zika (41 quốc gia/vùng lãnh thổ kể từ 1/1/2015). Ngoài ra, có 3 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo sự lây nhiễm tại địa phương có thể qua đường tình dục.

Báo cáo của WHO cho biết, trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước mới nhất ghi nhận sự lây truyền tại chổ của virus Zika. Sự phân bố địa lý của virus Zika đã dần mở rộng, kể từ khi nó được phát hiện đầu tiên ở châu Mỹ vào năm 2015, và đã được tìm thấy ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực này. Virus Zika có thể được lan truyền và phát hiện ở các nước khác trong phạm vi địa lý của loài muỗi vectơ, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti.

Cho đến nay, sự gia tăng các trường hợp đầu nhỏ và dị tật khác ở trẻ sơ sinh chỉ được ghi nhận ở Brazil và Polynesia thuộc Pháp, mặc dù có 2 trường hợp liên quan đã được phát hiện tại Mỹ và Slovenia sau một kỳ nghỉ ở Brazil.

Cũng theo báo cáo nói trên, trong năm 2015 và 2016, có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự gia tăng của hội chứng Guillain-Barré (GBS) và / hoặc có xét nghiệm nhiễm virus Zika trong các trường hợp mắc GBS. WHO cho biết thêm răng, một nghiên cứu bệnh chứng mới được công bố gần đây ở Polynesia thuộc Pháp đã cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa virus Zika và GBS.

Trước tình hình đó, công tác phòng chống và chiến lược kiểm soát toàn cầu được WHO đưa ra bao gồm các hoạt động giám sát, ứng phó và nghiên cứu, đồng thời việc báo cáo tình hình sẽ được tổ chức theo các nhóm. Sau khi bàn thảo, tình hình sẽ tiếp tục được cập nhật vào cuối tháng 3 này để giải quyết trường hợp khẩn cấp hiện nay.

Tố Quyên (lược dịch từ WHO & Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top