ClockThứ Tư, 15/03/2017 06:12

WB: Thái Lan cần tạo nhiều việc làm và bảo vệ môi trường

TTH.VN - Thái Lan cần phải kiềm chế sự suy giảm nhanh chóng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra nhiều việc làm tốt hơn và hỗ trợ hàng triệu người nghèo nhất nếu muốn đạt được tăng trưởng xanh, có thể mang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến cáo.

Nông dân Thái Lan thu hoạch vụ mùa. Ảnh: The Nation

Phát biểu sau quá trình theo dõi sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan, Giám đốc Ngân hàng Đông Nam Á Ulrich Zachau cho biết, "chúng tôi tin rằng khi phát triển kinh tế có lợi cho tất cả các nhóm trong xã hội, thì điều đó sẽ góp phần ổn định và gắn kết xã hội".

Từ năm 1986 đến năm 2014, mức tăng trưởng cao đã làm giảm tình trạng đói nghèo ở Thái Lan từ 67% xuống còn 10,5% dân số. Nhưng đất nước này gặp nhiều vấn đề do bất ổn trong thập kỷ qua. Năm 2014, Quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ lúc bấy giờ và thành lập chính phủ mới, khôi phục lại hoà bình cho đất nước.

Trong năm đó, 7,1 triệu người Thái, chủ yếu sống bên ngoài Bangkok, vẫn còn trong tình trạng nghèo đói, và 6,7 triệu người khác có nguy cơ rơi vào đói nghèo trở lại, báo cáo cho biết. Đồng thời, giá nông sản và tạo việc làm - 2 trong số các động lực tăng trưởng của các nước trong những thập kỷ trước - đã suy giảm rõ rệt.

Cũng theo báo cáo, 1/3 số trẻ em 15 tuổi trên cả nước vẫn bị mù chữ. Con số này tăng lên 47% ở các làng mạc, tô rõ sự bất bình đẳng giữa thành phố thủ đô và các phần còn lại của Thái Lan.

Quốc gia Đông Nam Á với 66 triệu dân này hiện cũng đang trải qua đợt suy giảm trong việc tạo ra việc làm do nền kinh tế toàn cầu yếu kém và tổn thất về mặt cạnh tranh.

Một thập kỷ trước, Thái Lan xếp trên các quốc gia Đông Nam Á và các nước có thu nhập trung bình khác trên tất cả các khía cạnh đo được trong Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nhưng ngày nay, nhiều quốc gia đã bắt kịp Thái Lan, Ngân hàng Thế giới cho biết.

Rủi ro thiên tai

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường khiến Thái Lan dễ bị thiên tai hơn.

Tỷ lệ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của Thái Lan - bao gồm rừng, rừng ngập mặn và rạn san hô - đã tăng lên trong thập kỷ qua.

Theo báo cáo, biến đổi khí hậu sẽ gây ra lũ lụt ven biển thường xuyên ở các vùng trũng tại Thái Lan, trong đó nguy cơ lớn nhất đối với Bangkok và các khu vực trung tâm. Song song đó, nạn phá rừng, chủ yếu là do khai thác gỗ trái phép và buôn lậu, và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng yếu kém càng làm trầm trọng thêm nguy cơ lũ lụt.

Lũ lụt nghiêm trọng ở Bangkok trong năm 2011 dẫn đến thiệt hại ước tính lên đến khoảng 46,5 tỷ đô la. Số liệu của WB cho thấy, khoảng 19.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và 2,5 triệu người phải di dời.

Theo cục khí tượng thuỷ văn Thái Lan, nhiệt độ trung bình hàng năm của đất nước này tăng khoảng 1 độ C từ năm 1981 đến năm 2007, và lượng mưa nhìn chung đã giảm trong 50 năm qua, làm tăng nguy cơ hạn hán.

Ngân hàng Thế giới cho rằng, để bắt tay vào tiến hành tăng trưởng có ý thức về môi trường đòi hỏi phải có sự quy hoạch và quản lý đất đai tốt hơn, cùng với việc đẩy mạnh hiệu quả các nguồn năng lượng và năng lượng sạch.

Tố Quyên (Lược dịch từ NHK & Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Thái Lan xếp thứ ba ASEAN về tỷ lệ trẻ em béo phì

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng Thái Lan xếp thứ ba trong số các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về tình trạng béo phì ở trẻ em, với 84,1% trẻ em từ 6-14 tuổi thường xuyên ăn đồ ăn nhẹ có muối.

Thái Lan xếp thứ ba ASEAN về tỷ lệ trẻ em béo phì
Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

TIN MỚI

Return to top