ClockThứ Năm, 12/07/2018 14:39

Vấn đề di cư: Đức đặt thời hạn mục tiêu đạt thỏa thuận với Italy

Đức hy vọng đến cuối tháng Bảy này sẽ đạt được thỏa thuận với Italy về việc tiếp nhận lại người di cư.

Đức cam kết hỗ trợ 140 triệu USD để giải quyết vấn đề của người tị nạn và di cư ở LibyaBerlin: Dự kiến có thể lên đến 300.000 người tị nạn đến Đức trong năm 2017Số người xin tị nạn ở Đức giảm một nửa trong 6 tháng đầu năm 2017Tunisia, Đức đạt thỏa thuận mới về vấn đề di cư

Người di cư chờ làm thủ tục đăng ký lưu trú tại Berlin, Đức. Nguồn: AFP/TTXVN

Phát biểu với báo chí ngày 11/7 sau cuộc gặp với người đồng cấp Italy Matteo Salvini trước thềm cuộc họp chính thức của bộ trưởng nội vụ các nước EU tại Áo, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết quan chức hai nước có thể sẽ gặp gỡ một cách “hết sức nhanh chóng” để thảo luận vấn đề Italy tiếp nhận lại người di cư từ Đức. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này trong tháng Bảy” hoặc muộn nhất là vào đầu tháng Tám.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Salvini cho rằng hai bên chia sẻ mục tiêu chung là giảm số người di cư để hai nước, giảm số người thiệt mạng và giảm số người di cư hiện đang ở hai nước này. Ông cũng nhấn mạnh rằng Italy muốn thấy các nước châu Âu tăng cường đảm bảo biên giới bên ngoài của châu lục trước khi đồng thuận về một thỏa thuận tiếp nhận lại người di cư.

Quan chức Italy nhấn mạnh: “Trước khi chấp nhận một người nhập cư ở Italy, chúng tôi muốn châu Âu bảo vệ biên giới bên ngoài của mình. Chỉ khi điều đó thành hiện thực, chúng tôi mới có thể thảo luận tất cả các vấn đề còn lại.”

Thỏa thuận với Italy về việc nhận lại người di cư là vấn đề chính trong thỏa hiệp mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đạt được với Bộ trưởng Nội vụ Seehofer và cũng là lãnh đạo đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) nhằm chấm dứt những tranh cãi về vấn đề nhập cư vốn đe dọa đến sự tồn tại của chính phủ liên minh.

Theo thống kê đã có hơn 700.000 lượt người di cư đặt chân lên các bờ biển của Italy kể từ khi bùng nổ làn sóng di cư ồ ạt sang châu Âu vào năm 2013. Căn cứ quy định của EU, người di cư phải xin cấp quy chế tị nạn tại quốc gia châu Âu đầu tiên họ đặt chân tới. Tuy nhiên, quy định này đã tạo áp lực đối với Italy và Hy Lạp bởi đây là những điểm cửa ngõ mà hàng trăm nghìn người di cư tìm đến đầu tiên sau khi trốn chạy khỏi nội chiến và nghèo đói tại Trung Đông, Bắc Phi và nhiều khu vực khác.

Sau khi lên nắm quyền vào 1/6/2018, chính phủ mới tại Italy đã kiên quyết siết chặt hoạt động nhập cư thông qua việc đóng cửa các bến cảng đối với tàu nhân đạo giải cứu người di cư gặp nạn trên biển Libya và Rome cũng đã từ chối tiếp nhận lại số người đang mắc kẹt tại biên giới với Đức.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đức tài trợ cho quan hệ đối tác giúp xử lý tội phạm môi trường

Trong bối cảnh các hoạt động phá hoại môi trường như khai thác gỗ và xử lý chất thải bất hợp pháp nằm trong số những lĩnh vực tội phạm có tổ chức lớn nhất trên toàn thế giới, Đức vừa công bố chương trình tài trợ cho quan hệ đối tác giữa xã hội dân sự và Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Đức tài trợ cho quan hệ đối tác giúp xử lý tội phạm môi trường
Liên hoan phim Đức KinoFest 2024 đến Huế vào cuối tháng này

Liên hoan phim Đức KinoFest là liên hoan phim thường niên của Viện Goethe tại Đông Nam Á dành cho điện ảnh đương đại Đức. Năm nay Liên hoan sẽ được tổ chức ở Huế trong hai ngày 26 và 27/10 tại không gian văn hóa Lan Viên Cố Tích (94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế).

Liên hoan phim Đức KinoFest 2024 đến Huế vào cuối tháng này
Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn

Ông Alberto Cavagnini - chủ một trang trại chăn nuôi lợn ở Italy đã phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn của mình do dịch tả lợn, một loại virus đe dọa ngành công nghiệp thịt lợn trị giá 20 tỷ euro của Italy, bao gồm cả món thịt lợn muối sấy khô (prosciutto) nổi tiếng thế giới của nước này.

Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn

TIN MỚI

Return to top