ClockThứ Tư, 31/05/2017 22:22

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thế giới chống lại biến đổi khí hậu

TTH - Nhấn mạnh sự ảnh hưởng nghiêm trọng của tác động của biến đổi khí hậu lên hành tinh và người dân, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi thế giới tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu và thực hiện thỏa thuận Paris nhằm hạn chế lượng khí thải carbon.

Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Antonio Guterres. Ảnh: UN    

Tổng thư ký Guterres cũng khẳng định sẽ tăng cường cam kết chính trị với các nước để thúc đẩy các nỗ lực nhằm hạn chế nhiệt độ tăng lên dưới mức 2 độ C. Ông cũng chỉ ra những cơ hội mà các hành động về khí hậu có thể mang lại, chẳng hạn như giúp tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi nhiều công ty tư nhân, bao gồm các công ty dầu khí lớn đã thông qua hành động khí hậu.

Năm 2015, gần 200 quốc gia nhất trí tự nguyện giảm phát thải khí nhà kính. Tính đến cuối tháng 5/2017, 147 quốc gia đã phê chuẩn Hiệp định Paris, đại diện cho hơn 82% lượng khí thải toàn cầu. Hiệp định này kêu gọi các nước chống lại biến đổi khí hậu, thúc đẩy và tăng cường các hoạt động và đầu tư cần thiết cho một tương lai bền vững và để thích ứng với những tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.

THANH NGÂN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top