ClockThứ Năm, 16/06/2016 06:15

Tìm thấy virus bại liệt trong nước thải, Ấn Độ gấp rút tiêm phòng cho 300.000 trẻ em

TTH.VN - Theo tin từ Reuters, một chủng của căn bệnh bại liệt rất dễ lây lan đã được phát hiện trong nước thải ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ.

Trẻ được cho uống vaccine phòng bại liệt. Ảnh: Reuters

Ấn Độ có kế hoạch khẩn trương tiêm phòng cho khoảng 300.000 trẻ em chống lại virus bại liệt, sau khi một chủng của căn bệnh rất dễ lây lan này được phát hiện trong nước thải ở thành phố Hyderabad, Bộ Y Tế Ấn Độ ngày hôm qua (15/6) cho biết.

Ấn Độ đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận xóa sổ thành công bệnh bại liệt hồi tháng 3/2014 sau một nỗ lực tiêu tốn hàng triệu USD dài suốt gần 2 thập kỷ, và được ca ngợi là một trong những thành tựu y tế công cộng lớn nhất của đất nước trong thời gian gần đây.

Một tuyên bố của Bộ y tế xác nhận rằng, một chủng virus bại liệt đã được tìm thấy trong một mẫu nước thải lấy gần ga đường sắt Secunderabad của Hyderabad, nhưng nói rằng không có trẻ em nào trong khu vực phát hiện bị ảnh hưởng.

"Ấn Độ vẫn tiếp tục là nước không có bại liệt do quốc gia này đã tận diệt được virus bại liệt hoang dã, và ca nhiễm bệnh cuối cùng là vào ngày 13/1/2011. Điều đó có nghĩa là đã hơn 5 năm qua không có virus bại liệt hoang dã nào được phát hiện", Bộ Y tế cho biết.

Theo tin từ Reuters, một cuộc khảo sát gần đây trong khu vực cho thấy, 94% trẻ em đã nhận được ít nhất 3 liều vaccine bại liệt theo đường uống và do đó, nguy cơ truyền bệnh khó có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, "như một biện pháp phòng ngừa", một nỗ lực tiêm chủng đặc biệt sẽ được tổ chức từ ngày 20/6 tới, tại các huyện có nguy cơ cao của thành phố Hyderabad và Rangareddy, nhắm mục tiêu vào khoảng 300.000 trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuần đến 3 năm tuổi.

Bộ Y Tế cho biết, các trạm tiêm chủng sẽ được thiết lập, và các bậc phụ huynh được khuyến khích đưa con mình đi tiêm vaccine bại liệt bất hoạt (IPV) – loại chủng ngừa sẽ cung cấp hệ bảo vệ bổ sung chống lại tất cả các loại bệnh bại liệt.

Tính đến nay, Afghanistan và Pakistan là những nước duy nhất còn lại trên thế giới mà loại virus này vẫn còn lưu hành.

Chủng virus bại liệt tấn công vào hệ thần kinh và có thể gây tê liệt không thể đảo ngược trong vòng vài giờ. Nó thường lây lan ở những vùng có điều kiện vệ sinh kém, và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Ấn Độ - nơi có hơn 50.000 trẻ em đã từng đau đớn vì virus này mỗi năm - được coi là một trong những nơi khó khăn nhất trên thế giới để diệt trừ bệnh bại liệt.

Hàng triệu nhân viên y tế đã tham gia vào nỗ lực chủng ngừa cho trẻ của Ấn Độ, nhắm mục tiêu các gia đình nhập cư tại các trạm xe buýt, trên xe lửa và tại các lễ hội.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Return to top