ClockThứ Ba, 24/01/2017 09:30

Tân Tổng thống Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP

Ngày 23/1 tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ba sắc lệnh, trong đó có sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mỹ rút khỏi TPP: ai thiệt nhất?Mỹ tuyên bố rút khỏi TPPMỹ vẫn hợp tác kinh tế bình thường với ASEAN

 

​Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP
Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm tờ sắc lệnh ông vừa ký quyết định rút Mỹ khỏi TPP tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở thủ đô Washington, DC ngày 23/1/2017 - Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, cùng với đó là hai sắc lệnh liên quan tới việc tạm dừng tuyển dụng các công chức làm việc cho chính phủ liên bang và ngừng cấp ngân sách cho các tổ chức phi chính phủ ủng hộ việc phá thai.

"Chúng tôi đã bàn về điều này từ rất lâu rồi", ông Trump nói như vậy khi ký vào sắc lệnh quyết định rút nước Mỹ khỏi TPP tại Phòng Bầu dục. "Một một điều tuyệt vời cho người lao động Mỹ mà chúng tôi vừa làm xong".

Sau khi ký xong sắc lệnh, ông Trump cho biết ông sẽ trở lại thương lượng song phương với từng nước trong số các quốc gia tham gia TPP về các điều khoản thích hợp hơn cho nước Mỹ.

Ông nói: "Chúng ta vẫn có hoạt động thương mại, nhưng chúng ta sẽ tiến hành nó theo cách song phương. Và nếu ai đó hành xử không đẹp, chúng ta sẽ gửi thư chấm dứt, trong 30 ngày và họ hoặc phải giải quyết vấn đề, hoặc là chúng ta sẽ từ bỏ".

Hiện chưa rõ liệu các quốc gia thành viên khác của TPP, sau rất nhiều năm tổn hao sức lực đàm phán TPP, có sẵn lòng bước vào các cuộc thương lượng mới với Mỹ hay không.

Trước đó ông Trump cũng tuyên bố sẽ đàm phán lại Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ chấm dứt các thỏa thuận tự do thương mại đã có và lấy lại cho người lao động Mỹ những việc làm đã bị rơi vào tay người nước ngoài.

Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cảnh báo, những công việc ấy sẽ chẳng bao giờ trở lại Mỹ, ngay cả với những chính sách này của ông Trump. Bởi theo họ, nguyên do chính của tình trạng mất việc làm là vì quá trình tự động hóa chứ không phải thương mại.

Theo các phân tích của Viện Petersen, Mỹ là nước hưởng lợi nhiều nhất trong TPP nếu hiệp định này chính thức đi vào đời sống với mức tăng trưởng xuất khẩu thường niên là 357 tỉ USD.

Viện nghiên cứu này cũng cho rằng TPP cũng sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể tới tình hình việc làm của người lao động Mỹ.

Chính quyền của tổng thống Obama từng khẳng định TPP là một đối trọng chiến lược đối với Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ John McCain gọi quyết định rút Mỹ khỏi TPP của tân tổng thống Donald Trump là "một sai lầm nghiêm trọng sẽ để lại những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế Mỹ và cả vị thế chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top