ClockThứ Năm, 20/07/2017 14:31

Sống lành mạnh có thể làm giảm 1/3 tình trạng mất trí nhớ

TTH.VN - Các chuyên gia y tế hôm nay (20/7) cho biết, học hỏi những thứ mới mẻ, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc và hạn chế sự cô đơn có thể giúp ngăn ngừa 1/3 trường hợp mất trí nhớ.

9 yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây bệnh AlzheimerCác dấu hiệu mắc bệnh và sự thật đáng sợ về bệnh AlzheimerĐi bộ sẽ giúp làm chậm triệu chứng bệnh AlzheimerPhương pháp mới phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Chứng mất trí có thể giảm nếu sống lành mạnh. Ảnh: Alamy

Trong một phân tích rộng rãi về các yếu tố nguy cơ đằng sau chứng sa sút trí tuệ, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh 9 yếu tố đặc biệt quan trọng bao gồm tiếp tục học tập sau tuổi 15, giảm tình trạng huyết áp cao, béo phì và mất thính lực trong suốt cuộc đời, giảm hút thuốc, trầm cảm, không hoạt động thể chất, cô lập xã hội và tiểu đường trong cuộc sống sau này.

Nếu tất cả các yếu tố nguy cơ này đã được loại bỏ hoàn toàn, các chuyên gia cho biết, có thể ngăn ngừa 1/3 trường hợp mắc chứng sa sút trí tuệ trên toàn thế giới.

Theo giáo sư Gill Livingston tại Đại học College London và là một trong 24 chuyên gia quốc tế được tạp chí y khoa The Lancet ủy thác để tiến hành phân tích, mặc dù bệnh sa sút trí tuệ được chẩn đoán ở giai đoạn sau của cuộc đời, nhưng sự thay đổi của não thường bắt đầu phát triển từ nhiều năm trước đó. "Cách tiếp cận rộng hơn để phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ phản ánh những yếu tố nguy cơ này sẽ mang lại lợi ích cho các xã hội lão hóa và giúp ngăn ngừa sự gia tăng tình trạng sa sút trí tuệ", ông cho biết thêm.

Ước tính gần đây nhất của Hiệp hội Alzheimer cho thấy, có khoảng 47 triệu người hiện đang sống chung với chứng mất trí trên toàn cầu, và chi phí cho các bệnh này đã lên đến 818 tỷ USD một năm.

Chứng sa sút trí tuệ gây ra do các bệnh về não, thường là bệnh Alzheimer, dẫn đến tổn thương tế bào não và ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, hành vi, khả năng định hình và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số người bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này sẽ lên tới gần gấp 3 lần, tương đương với khoảng 131 triệu người, vào năm 2050.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số 35% các trường hợp mất trí có thể ngăn ngừa được, có 3 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là hướng đến là tăng cường giáo dục sớm hơn, giảm thiểu tình trạng mất thính lực ở tuổi trung niên và ngừng hút thuốc.

Không hoàn thành giáo dục trung học khi trẻ có thể làm cho con người suy giảm nhận thức lúc về già, các chuyên gia cho biết, trong khi bảo vệ thính giác giúp con người trải nghiệm một môi trường phong phú và đa dạng hơn, xây dựng kho nhận thức dự trữ. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ngừng hút thuốc lá giúp làm giảm việc tiếp xúc với các chất độc thần kinh và cải thiện sức khoẻ tim mạch, và điều đó cũng sẽ tác động đến sức khoẻ của não bộ.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Ngày 26/12, UBND huyện Phú Vang tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Tham dự có PGS.TS.BS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế.

Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh
Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

TIN MỚI

Return to top