ClockThứ Bảy, 30/04/2016 06:04

Sau El Nino, có nguy cơ La Nina sẽ tấn công châu Á

TTH.VN - Nắng nóng và khô hạn do hiện tượng El Nino đã gây ra tình trạng thiếu nước, thiếu lương thực và phá hoại nông nghiệp trên khắp châu Á, đồng thời các chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ của một hiện tượng thường song hành với El Nino là La Nina có thể sẽ tiếp tục tấn công châu Á trong năm nay.

El Nino có thể làm giảm tới 70% năng suất lúaKhoảng 60 triệu người trên khắp thế giới chịu ảnh hưởng của El NinoOxfam: Cần viện trợ khẩn cấp để chiến đấu với “siêu” El Nino

Mặt đất nứt nẻ do khô hạn ở châu Á. Ảnh: AFP

Hiện tượng El Nino bắt đầu từ năm ngoái đã trở thành một trong những đợt mạnh nhất từ trước đến nay, khiến nước ở sông Cửu Long tụt xuỗng mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, gây ra tình trạng bất ổn liên quan đến lương thực ở Philippines, và phủ kín cả một khu vực rộng lớn trong suốt một tháng với nhiệt độ cao nhất lên đến 40 độ C (104 độ F).

Thiệt hại kinh tế trong khu vực Đông Nam Á có thể lên đến 10 tỷ USD, IHS Global Insight nói với AFP.

Tình trạng hạn hán khu vực dự kiến ​​sẽ kết thúc vào giữa năm nay, nhưng có mối lo ngại đang ngày càng tăng cao rằng, một hiện tượng nghiêm trọng không kém là La Nina sẽ tiếp tục diễn ra ở vùng này. La Nina có thể mang những cơn mưa rất to đến các khu vực đã từng bị lũ lụt, làm tăng thêm thiệt hại nông nghiệp và khiến cây trồng dễ bị sâu bệnh.

"Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu hiện tượng La Nina - thường diễn ra tiếp sau El Nino – tấn công vào cuối năm nay", ông Stephen O'Brien - phó tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề về nhân đạo cảnh báo. Ông cũng cho biết, El Nino đã khiến 60 triệu người trên thế giới phải cần đến "sựhỗ trợ khẩn cấp", nhất là ở châu Phi.

Wilhemina Pelegrina, một nhà vận động Hòa bình xanh trong nông nghiệp, nói rằng La Nina có thể "tàn phá" khu vực châu Á khi có khả năng gây ra tình trạng "lũ lụt và lở đất có thể ảnh hưởng đến sản xuất lương thực". El Nino được kích hoạt bởi sự nóng lên của đại dương ở phía đông Thái Bình Dương, có thể gây ra hạn hán ở một số khu vực, nhưng lại mang đến những cơn mưa lớn ở những nơi khác.

Phần lớn châu Á đang bị tác động nghiêm trọng bởi mức nhiệt cao kỷ lục, đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân.

Việt Nam, một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua. Hơn 500.000 người đang thiếu nước uống, trong khi khách sạn, trường học và bệnh viện đang phải vật lộn để duy trì nguồn cung cấp nước sạch.

Các nước láng giềng Thái Lan và Campuchia cũng đang gặp nhiều khó khăn khi nhiều khu vực rộng lớn bị thiếu nước và sản lượng gạo của Thái Lan cũng theo đó mà bị hạn chế.

Tại Malaysia, thời tiết cực đoan đã thu hẹp nhiều hồ chứa, sấy khô các vùng đất nông nghiệp, thiếu hụt nước ở một số khu vực, và gây ra việc đóng cửa các trường học lặp đi lặp lại như một biện pháp để phòng ngừa sức khỏe.

Tại Ấn Độ, khoảng 330 triệu người có nguy cơ thiếu nước và gây thiệt hại cho cây trồng, chính phủ mới đây cho biết, và nhiệt độ cao đã gây ra nhiều trường hợp tử vong ở cả con người và gia súc.

Với nguy cơ hiện tượng La Nina đang lờ mờ hiện ra, khu vực cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình hình thời tiết thất thường cùng cực sẽ dẫn tới biến đổi khí hậu, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại IHS Global Insight – ông Rajiv Biswas cho biết.

Gọi tình hình toàn cầu hiện nay là "thực sự đáng báo động", ông O'Brien cho rằng cần có sự hợp tác toàn cầu để chống lại cú đúp thời tiết khắc nghiệt. "Chúng ta phải phản ứng nhanh chóng, nhu cầu cuộc sống đang bị đe dọa trước mắt, nhưng chúng ta cũng phải giúp mọi người tự lực cánh sinh, xây dựng năng lực cá nhân và cộng đồng để đối phó với những cú sốc trong tương lai," ông nhấn mạnh.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

TIN MỚI

Return to top