ClockThứ Năm, 22/08/2019 16:55

Nhật Bản: Tỉ lệ hút thuốc thụ động tại công sở giảm xuống dưới 30%

TTH.VN - Tỷ lệ người lao động bị ảnh hưởng bởi hút thuốc thụ động tại công sở ở Nhật Bản lần đầu tiên giảm xuống dưới 30% vào năm ngoái, theo một một báo cáo khảo sát Bộ Lao động Nhật Bản.

Không hút thuốc trở thành lợi thế khi xin việc tại NhậtNhật Bản chống lại hút thuốc thụ động trước thềm thế vận hội Tokyo 2020Nhật Bản triển khai lệnh cấm hút thuốc nghiêm ngặt ở khu vực thủ đôChính phủ Nhật Bản thúc đẩy dự luật nói "không" với thuốc lá

Một khu vực hút thuốc lá ngoài trời trong khuôn viên trụ sở Bộ Tài chính Nhật Bản. Ảnh: The Japan Times

Con số này đã giảm 8,4% so với năm trước xuống còn 28,9%, theo khảo sát được thực hiện vào tháng 11 năm 2018 với các phiếu khảo sát hợp lệ của khoảng 9.000 người lao động và khoảng 7.700 văn phòng.

Tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp xử lý vấn đề hút thuốc thụ động đã tăng 3,1 %, đạt mức cao kỷ lục 88,5% trong tổng số doanh nghiệp. Quy định cấm hút thuốc trong các tòa nhà và chỉ cho phép hút thuốc ngoài trời đã được hầu hết các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện.

Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật tăng cường sức khỏe sửa đổi vào năm ngoái nhằm thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa để chống lại hút thuốc thụ động.

Luật pháp Nhật Bản cấm hút thuốc trong nhà tại các không gian được nhiều người sử dụng, chẳng hạn như văn phòng các công ty và nhà hàng. Luật trên sẽ có hiệu lực đầy đủ vào tháng Tư năm tới.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top