ClockThứ Tư, 14/11/2018 06:35

Nhật Bản lên kế hoạch giới hạn số lượng lao động nước ngoài

TTH.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 13/11 cho biết, chính phủ nước này sẽ sớm tiết lộ số liệu ước tính về tình trạng thiếu lao động trong nước, từ đó sẽ xác định rõ ràng số lượng công nhân nước ngoài được phép nhập cư theo chế độ visa mới.

Nhật Bản tiếp nhận 40.000 lao động nước ngoài theo hình thức thị thực mớiNhật Bản công bố kế hoạch thu hút thêm lao động nước ngoàiNhật Bản thận trọng khi tiếp nhận lao động nhập cưTokyo: 1/10 người ở độ tuổi 20 là người nước ngoàiNhật Bản gia hạn cư trú cho lao động nước ngoài có tay nghề

Kế hoạch được triển khai khi Nhật Bản lo ngại dòng lao động nước ngoài sẽ lấy đi cơ hội của nhóm lao động trong nước. Ảnh: Japan Times

Hiện tại, con số cụ thể vẫn đang được giữ kín. Tại buổi họp với Hạ viện, vị thủ tướng khẳng định số liệu vẫn đang trong quá trình tính toán, giám sát của một số cơ quan có thẩm quyền.

Trong một dữ liệu có liên quan, tờ Kyodo News cho biết chính phủ Nhật Bản có thể đang nhắm đến một số lượng lao động rơi vào khoảng 260.000 đến 340.000 người trong 5 năm từ 2019 – 2023, với hi vọng số lượng này sẽ hỗ trợ giảm nhẹ mức độ thiếu hụt lao động dự kiến vào khoảng từ 1,3 – 1,35 triệu người của 5 năm tới.

Chỉ riêng năm 2019, nhiều khả năng nước này sẽ thiếu hụt đến 600.000 lao động. Tuy nhiên, một phần chỗ trống sẽ được bù đắp bởi 33.000 – 47.000 lao động nước ngoài.

Kế hoạch giới hạn lao động nước ngoài được triển khai trong bối cảnh bất chấp tình trạng thiếu lao động trầm trọng, song giới chức Nhật Bản vẫn lo ngại dòng lao động nước ngoài có thể sẽ lấy đi cơ hội của nhóm lao động trong nước.

Trả lời báo giới, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định: “Trừ khi tình hình thay đổi, chúng tôi sẽ không chấp nhận số lượng lao động nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản cao hơn dự tính”.

Số liệu thống kê của Bộ Lao động cho thấy, trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã và đang là nơi sinh sống và làm việc của 1,27 triệu lao động nước ngoài. Đây là mức đỉnh được ghi nhận vào tháng 10/2017, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top