ClockThứ Hai, 20/08/2018 15:02

Nhật Bản thận trọng khi tiếp nhận lao động nhập cư

TTH.VN - Hãng tin Reuters ngày 20/8 đưa tin, mặc dù hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản rất ủng hộ chính phủ nước này nới lỏng hệ thống nhập cư để đối phó với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, song những ưu đãi này sẽ chỉ áp dụng với lao động lành nghề.

New Zealand đơn giản hóa thủ tục visa để thu hút lao động nhập cưADB lo ngại hệ quả của công nghệ mới đối với việc làm tại LàoGần 60.000 lao động nhập cư vào Thái Lan không kịp đăng kýAnh: Thiếu lao động nhập cư gây khủng hoảng nền nông nghiệpAnh thiếu lao động do sụt giảm nhập cư từ EU

Nhật Bản thận trọng khi tiếp nhận lao động nhập cư. Ảnh: Reuters

Trong suốt nửa thế kỷ qua, thị trường lao động Nhật Bản đang bị lão hóa và co lại nhanh chóng. Do đó, giới chức nước này đã áp dụng chính sách mở cửa, tiếp nhận một lượng lớn lao động nhập cư đến làm việc trong các trang trại nông nghiệp, các nhà máy sản xuất xe hơi, cửa hàng tiện lợi...

Tuy nhiên, trong hệ thống xã hội đánh giá cao tính đồng nhất, chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh, vấn đề hiện tại của đất nước sẽ không đủ để nước này mở cửa nhập cư một cách tràn lan. Điều này được thể hiện rõ ràng khi phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ đồng ý tuyển dụng các lao động nước ngoài sau khi họ vượt qua bài kiểm tra về mức độ lành nghề. Trong đó, các lao động có kỹ năng cũng được hưởng nhiều ưu đãi khi các nhà chức trách Nhật Bản đang tiến hành xem xét gia hạn visa cho các công nhân nhập cư đủ điều kiện có thể mang theo gia đình đến sống và làm việc lâu dài ở đất nước mặt trời mọc.

Theo kết quả của cuộc thăm dò ý kiến hàng tháng được thực hiện bởi Reuters, ước tính có 57% các doanh nghiệp lớn và vừa ở Nhật Bản ủng hộ hệ thống nhập cư cởi mở hơn của đất nước. Song chỉ có 38% trong các doanh nghiệp được khảo sát ủng hộ việc chính phủ tiếp nhận tất cả các lao động, bao gồm cả lao động không có tay nghề.

Về vấn đề này, Yoshiyuki Suimon - Chuyên gia kinh tế cấp cao của Nomura Securities cho biết: “Nhìn chung, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn rất thận trọng trong việc lựa chọn nguồn lực lao động nước ngoài. Mặc dù hầu hết các công ty đều nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc tiếp nhận lao động nhập cư cho một kế hoạch dài hơi, nhưng hiện tại các doanh nghiệp vẫn sử dụng các biện pháp đối phó tạm thời như tận dụng công nghệ tự động...”.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top