ClockThứ Hai, 29/02/2016 14:38

Nhật Bản bàn thỏa thuận quốc phòng với Indonesia, Malaysia

Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đang thảo luận để đạt được thỏa thuận chuyển giao thiết bị phòng vệ cho Indonesia và Malaysia trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển Đông.
Tokyo hy vọng sẽ thắt chặt hơn nữa hợp tác an ninh với các nước ở ven biển Đông
nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ảnh: SCOUT.COM

Trước đó, Nhật Bản và Philippines cũng nhất trí một thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị phòng vệ và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự.

Với động thái đàm phán để ký được các thỏa thuận tương tự với Indonesia và Malaysia, Tokyo hy vọng sẽ thắt chặt hơn nữa hợp tác an ninh với các nước ở ven biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cuối tuần trước nhấn mạnh thỏa thuận không nhằm trực tiếp chống lại bất cứ quốc gia nào.

Ông Gazmin nói chưa có bàn thảo về những thiết bị quốc phòng Nhật Bản có thể cung cấp nhưng quân đội Philippines cần phải nâng cấp khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Theo lời ông Gazmin, các đồng minh châu Á đã bắt đầu đẩy mạnh hợp tác quốc phòng “ngay cả trước khi tranh chấp ở biển Đông”.

 

Một quan chức an ninh Philippines cấp cao cho biết thỏa thuận mới sẽ mở đường cho Nhật Bản bán phần cứng quân sự mới, chuyển giao công nghệ quốc phòng, tặng thiết bị quân sự qua sử dụng hoặc hỗ trợ đào tạo quốc phòng cho các lực lượng Philippines.

Trong một diễn biến khác từ ngày 2 tới 8-3, lần đầu tiên Ấn Độ đăng cai tổ chức cuộc tập trận đa phương với 10 thành viên ASEAN cùng 8 đối tác đối thoại của hiệp hội, gồm Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.

Cuộc tập trận Force 18 (tạm dịch: Lực lượng 18) nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo đây sẽ là cuộc tập trận đa phương đầu tiên do các lực lượng trên bộ tiến hành trên đất Ấn.

Force 18 là một phần của loạt tập trận thường niên thuộc ADMM+. Ban đầu, ADMM+ lên kế hoạch hai cuộc tập trận riêng cho năm 2016, gồm HMA (rà phá bom mìn vì mục đích nhân đạo) và PKO (chiến dịch gìn giữ hòa bình).

Sau đó, tại Hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN mở rộng ở Malaysia hồi tháng 3-2015, Ấn Độ đề nghị kết hợp hai cuộc tập trận này làm một, mang tên Force 18. Giới chức Ấn Độ thông báo, nhất quán với bản chất tập trận của ADMM+, Force 18 có nội dung chính là chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

Ngay từ hôm 23-2, ít nhất 25 huấn luyện viên nước ngoài đã tới TP Pune, bang Maharashtra của Ấn Độ để chuẩn bị cho Force 18. Người phát ngôn quân đội Ấn Độ, đại tá Rohan Anand, tuyên bố: “Bản chất của cuộc tập trận này là học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất với quân đội các nước khác trên thế giới và thể hiện cam kết của chúng ta đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top