ClockThứ Năm, 19/07/2018 07:02

Nhật Bản: 12 người thiệt mạng, gần 10.000 người nhập viện do nắng nóng

TTH.VN - Mười hai người chết và gần 10.000 người khác đã được đưa đến bệnh viện vì kiệt sức do nóng hoặc say nắng trong tuần qua, khi một làn sóng nhiệt tiếp tục thiêu đốt nhiều khu vực rộng lớn của Nhật Bản, chính phủ cho biết hôm qua.

Sau mưa lũ và sạt lở, người Nhật khổ sở vì cái nóng hầm hậpNắng nóng bất thường ở Canada và Nhật Bản gây hậu quả nghiêm trọngNắng nóng ở Nhật khiến 14 người thiệt mạng

Nhiều thành phố ở miền Trung Nhật Bản đang vật lộn với tình trạng nắng nóng. Ảnh: JT

Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, nhiều thành phố ở miền trung nước này đang chứng kiến mức nhiệt cao nhất trong năm nay vào khoảng 40 độ C và dự báo tình trạng nhiệt độ cao sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Theo Cơ quan quản lý hỏa hoạn và thiên tai, nắng nóng đã khiến 9,956 người phải nhập viện, cao gấp 3,7 lần so với tuần trước đó. Một báo cáo của Kyodo News cho thấy, hơn 5.000 người đã được đưa đến bệnh viện chỉ trong 3 ngày cuối tuần.

Vào ngày 12/7, nhiệt độ tăng lên 40,7 độ C tại thành phố Tajimi ở tỉnh Gifu, và thành phố Mino đạt 40,6 C. Đây là mức nhiệt cao nhất kể từ lần cuối cùng vào tháng 8 năm 2013.

The Japantimes Times, trong số 9,956 người phải nhập viện, những người từ 65 tuổi trở lên chiếm 46,1 % trên tổng số.

Trong những người tử vong tuần trước có một cậu bé 6 tuổi, là học sinh tiểu học ở tỉnh Aichi, đã tham dự một lớp học ngoài trời trong khoảng hai tiếng đồng hồ với giáo viên và bạn cùng lớp vào khoảng giữa trưa với nhiệt độ vào khoảng 33 độ C.

Nhiệt độ cao cũng tiếp tục gây khó khăn cho các hoạt động cứu trợ ở các vùng bị tàn phá bởi lũ lụt và lở đất gần đây.

Mặc dù hơn một tuần đã trôi qua từ trận mưa lịch sử nhưng đến nay, vẫn còn hơn 10 người bị mất tích ở các tỉnh Hiroshima, Okayama, Ehime, Osaka và Nara. Khoảng 4.800 người ở 16 quận đã phải sơ tán đến nơi trú ẩn, theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia.

Trong số 927 điểm giám sát trên toàn quốc, có 185 điểm đo được mức nhiệt 35 C hoặc cao hơn vào ngày 12/7, cơ quan thời tiết cho biết.

Sở cứu hỏa Tokyo cũng tiết lộ rằng, có ngày họ đã nhận được khoảng 2.900 cuộc gọi khẩn cấp, mức cao kỷ lục trong một ngày kể từ khi dịch vụ khẩn cấp bắt đầu hoạt động vào năm 1936.

Bảo Nghi (Lược dịch từ The Japan Times

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top