ClockThứ Hai, 24/07/2017 09:42

Nạn hàng giả đe dọa châu Âu, mang lại lợi nhuận khủng cho tội phạm

Trong báo cáo mới công bố, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu (EESC) cho biết quy mô doanh số của hoạt động kinh doanh hàng giả đạt từ 600 tỷ euro tới 1.000 tỷ euro và Ủy ban kêu gọi liên minh châu Âu (EU) cùng các nước thành viên cần hành động và hợp tác nhằm chống lại vấn nạn này.

Ảnh minh họa. (Nguồn: thedollsfactory.com)

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính có đến 5% hàng hóa nhập khẩu vào " lục địa già" là hàng giả và vi phạm bản quyền sản phẩm.

Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) đánh giá hoạt động trái phép này ngày càng mang lại lợi nhuận khủng cho các nhóm tội phạm có tổ chức.

Europol cho biết hiện nay khoảng 39% GDP của EU và 26% số việc làm tại EU đến từ lĩnh vực công nghiệp có mức độ bảo hộ trí tuệ cao.

Theo EESC, lĩnh vực tư nhân không thể tự mình chống lại vấn nạn này.

Một trong số các nguyên nhân khiến nạn hàng giả tiếp tục tồn tại là do tình trạng khác nhau về luật pháp giữa các nước thành viên EU trong thực thi các tiêu chuẩn châu Âu.

Vì vậy, để chiến đấu chống lại nạn làm giả túi xách, các sản phẩm dược đến từ Ấn Độ, các loại thực phẩm và nước hoa đến từ Ai cập hay Thổ Nhĩ Kỳ, EESC chủ trương đưa ra một khuôn khổ pháp lý của châu Âu mới với một kế hoạch hành động được phối hợp và tài trợ toàn diện.

Ủy ban kêu gọi khuyến khích các ứng dụng sáng tạo về truy xuất nguồn gốc và mở rộng các hoạt động tình báo, thực hiện các thỏa thuận song phương về thực thi pháp luật trên các chuỗi sản xuất.

Báo cáo của EESC cho biết nạn hàng giả cũng rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 700.000 người thiệt mạng mỗi năm do sử dụng thuốc giả.

Vì hàng giả không thể tồn tại nếu không có người tiêu dùng, EESC kêu gọi cải thiện việc tuyên truyền đến người tiêu dùng về những nguy cơ do hàng giả gây ra đồng thời chỉ cho họ thấy các phương cách nhận biết hàng giả nhờ vào công nghệ mới.

Báo cáo của EESC cũng chỉ rõ lĩnh vực tư nhân có thể dựa vào các đối tác như những đơn vị cung cấp dịch vụ internet, các nhà sản xuất nội dung, các doanh nghiệp thanh toán điện tử, quảng cáo hay đăng ký tên miền Internet trong cuộc chiến chống nạn hàng giả và vi phạm bản quyền.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đấu tranh với hàng nhập lậu, hàng giả dịp Tết

Công an TP. Huế đã đồng loạt ra quân mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Đấu tranh với hàng nhập lậu, hàng giả dịp Tết
Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm

Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an tỉnh được Ban Giám đốc Công an tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, góp phần giữ vững sự bình yên cuộc sống người dân.

Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm

TIN MỚI

Return to top