ClockChủ Nhật, 27/11/2016 09:58

Lãnh tụ Fidel Castro và 638 cuộc ám sát bất thành

Truyền thông Mỹ hiếm khi đề cập đến nghi án về các cuộc ám sát nhắm vào lãnh tụ Fidel Castro do CIA chỉ đạo. Tuy nhiên báo chí Anh lại khai thác khá nhiều về điều này.

Phản ứng của thế giới trước sự ra đi của lãnh tụ Fidel CastroFidel Castro - Mãi mãi một huyền thoạiNhìn lại toàn bộ quá trình hoạt động của nhà cách mạng Fidel CastroBiểu tượng cách mạng Cuba Fidel Castro từ trần

Ông Fidel Castro (lúc đang trong cương vị thủ tướng Cuba) hút xì-gà khi trả lời phỏng vấn báo chí trong chuyến thăm của thượng nghị sĩ Mỹ Charles McGovern tới Havana tháng 5/1975 - Ảnh: Reuters

Trong bài viết ngày 3/8/2006 với tựa đề “638 cách để giết Castro”, The Guardian mô tả CIA đã dùng rất nhiều phương pháp ám sát lạ lùng nhằm vào cựu lãnh đạo Cuba trong gần nửa thế kỷ, nhưng kết quả “khiến cả những tiểu thuyết về điệp viên 007 cũng phải xấu hổ”.

Phần lớn những tình tiết của các vụ ám sát này được ông Fabian Escalante tiết lộ. Ông Escalante là người từng đứng đầu Cơ quan tình báo Cuba và giữ nhiệm vụ bảo vệ ông Fidel Castro.

Theo đó, CIA đã có những nỗ lực với tần suất dày đặc và phong cách kỳ lạ để ám sát lãnh đạo Cuba, bao gồm đặt chất nổ vào xác động vật thân mềm, tẩm độc vào rượu, xì gà... 

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan tới Marita Lorenz. Một lần Lorenz được Mỹ phái đến ám sát ông bằng cách bỏ thuốc độc vào đồ uống.

Daily Mail ngày 26-11 dẫn lại câu chuyện kể rằng ông Fidel Castro đã phát hiện kế hoạch trên, nhưng giải quyết bằng cách... đưa súng cho bà Lorenz và đề nghị bắn mình. 

“Tôi nghĩ ông ấy sẽ bắn tôi, nhưng ông ấy lại đưa cho tôi khẩu súng và nói “Có phải cô đến để giết tôi không?”. Sau đó ông ấy hút một hơi xì gà rồi nhắm mắt lại. Ông ấy khiến tôi cảm giác về sự tổn thương bởi vì ông ấy hiểu rõ tôi không thể làm thế...” - bà Lorenz hồi tưởng.

Hãng tin Reuters năm 2007 cũng phỏng vấn ông Escalante về những báo cáo ám sát từ CIA. Đó là thời điểm CIA lần đầu tiên thừa nhận lên kế hoạch ám sát ông Fidel Castro vào những năm đầu 1960, và nói rằng kế hoạch này được chính phủ của tổng thống Mỹ John F. Kennedy phê duyệt.

Đó cũng được cho là lần ám sát tiến gần nhất đến khả năng thành công của CIA, khi họ sử dụng tới chất cực độc botulinum.

Trong những năm qua, CIA đã công bố gần 700 trang tài liệu mật ghi lại chi tiết một số hoạt động ám sát phi pháp của họ thực hiện ở nước ngoài trong 25 năm, cũng như đánh cắp thông tin trong nước.

Theo đó, chi tiết từ chiến dịch có tên “Family Jewels” nói rằng CIA đã thuyết phục hai tội phạm khét tiếng là Salvatore Giancana và Santos Trafficant - những trùm mafia ở Cuba - ám sát ông Castro.

Sau khi Giancana đề xuất phương án dùng độc, một nhân vật tên Juan Orta nhận sáu viên thuốc cực độc để thực hiện nhiệm vụ. Juan Orta được xác định là một quan chức Cuba, có quyền tiếp cận ông Fidel Castro, tuy nhiên đã không thể thực hiện thành công cuộc ám sát, theo Reuters.

Fidel Castro và 11 đời tổng thống Mỹ

AFP nhìn lại những nét chính trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã diễn ra dưới thời của 11 tổng thống Mỹ.

1. Dwight Eisenhower (1953-1961): Cung cấp vũ khí cho nhà độc tài Fulgencio Batista đánh bại cuộc khởi nghĩa do ông Fidel Castro lãnh đạo.

2. John F. Kennedy (1961-1963): Là người bật đèn xanh cho sự kiện Vịnh Con Heo vào tháng 4-1961, áp đặt lệnh cấm vận của Mỹ với Cuba vào tháng 2-1962.

3. Lyndon Johnson (1963-1969): Tăng cường cấm vận với Cuba và tìm cách ngăn cản việc bán nickel của Cuba cho các nước trong Liên Xô cũ, chấp thuận những âm mưu ám sát ông Fidel Castro của CIA.

4. Richard Nixon (1969-1974): Tăng cường các hoạt động chống ông Castro, trong đó có cả việc bắt giữ các ngư dân Cuba.

5. Gerald Ford (1974-1977): Tại nhiệm trong bối cảnh các vụ tấn công nhằm vào những phái đoàn Cuba ở nước ngoài tăng vọt và một vụ tấn công vào máy bay Cuba khiến 73 người chết, nhưng đây cũng là vị tổng thống nới lỏng lệnh cấm vận với Cuba.

6. Jimmy Carter (1977-1981): Tiếp tục nới lỏng thêm lệnh cấm vận với Cuba. Mở một khu vực lợi ích Mỹ tại Havana và cho phép mở một khu vực lợi ích Cuba tại Washington. Ký hiệp định biên giới lãnh hải. Ông Jimmy Carter tới thăm Cuba năm 2002 trong tư cách cựu tổng thống Mỹ và trở lại lần nữa năm 2011.

7. Ronald Reagan (1981-1989): Mối quan hệ giữa hai nước lại đảo chiều theo hướng tồi tệ hơn, việc nới lỏng cấm vận bị giảm dần.

8. George H. W. Bush (1989-1993): Tiếp tục siết chặt thêm cấm vận với đạo luật Torricelli khi khối Liên Xô tan rã.

9. Bill Clinton (1993-2001): Thực thi đạo luật Torricelli và phê chuẩn đạo luật Helms-Burton tiếp tục siết chặt thêm lệnh cấm vận. 

10. George W. Bush (2001-2009): Tăng hỗ trợ tài chính cho các tổ chức chống phá ông Fidel Castro và tiếp tục siết chặt thêm cấm vận.

11. Barack Obama (2009 đến nay): Bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba tháng 12/2014, hai bên mở lại đại sứ quán tháng 7-2015. Tháng 3/2016, Tổng thống Obama thăm Cuba - chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới Cuba kể từ năm 1928.

Theo Tuổi trẻ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Cuba

Theo tin từ NBC News hôm qua, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố những thay đổi về quy định nhằm cho phép nước này hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho khu vực tư nhân non trẻ của Cuba và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ dựa trên internet của Mỹ.

Mỹ công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Cuba
Cuba: Doanh nhân sử dụng “aquaponics” để sản xuất lương thực hiệu quả

Theo Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (3/10), hai doanh nhân trẻ người Cuba đã quyết định chuyển sang “aquaponics”, một hệ thống sản xuất thực phẩm bằng cách kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với thủy canh, nhằm kiếm được thu nhập tốt hơn, đồng thời thúc đẩy nguồn cung thực phẩm của quốc gia.

Cuba Doanh nhân sử dụng “aquaponics” để sản xuất lương thực hiệu quả

TIN MỚI

Return to top