ClockThứ Năm, 26/05/2016 14:11

Lãnh đạo G7 thăm ngôi đền thiêng nhất ở Nhật Bản

Sáng nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp đón 6 nhà lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại đền thờ Ise Grand, ngôi đền thờ thần mặt trời thiêng nhất ở Nhật Bản.

Nhật Bản điều động số lượng cảnh sát kỷ lụcNhững điều quốc tế mong đợi từ Hội nghị thượng đỉnh G7Các nhà lãnh đạo G7 khẳng định tầm quan trọng của TPP

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm đền Ise Grand (Ảnh: AP)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm đền Ise Grand (Ảnh: AP)

Hôm nay 26/5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) khai mạc tại thành phố Ise Shima (Nhật Bản). Trước khi bước vào chương trình nghị sự kéo dài hai ngày bàn về các vấn đề nổi cộm toàn cầu như kinh tế, chủ nghĩa khủng bố, Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe đã đưa các nhà lãnh đạo G7 tới thăm đền thờ Ise Grand, điểm đến linh thiêng nhất của đạo Shinto.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp đón 6 nhà lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại đền thờ Ise Grand, ngôi đền thờ Nữ thần mặt trời Amaterasu và được coi là đền thờ linh thiêng nhất ở nước này.

Các nhà lãnh đạo đã cùng thực hiện nghi lễ trồng cây, tham quan khuôn viên đền và chụp ảnh lưu niệm. Ông Abe bày tỏ hy vọng chuyến thăm tới đền Ise Grand sẽ giúp các nhà lãnh đạo châu Âu có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Kéo dài trong hai ngày 26-27/5, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ thảo luận về nhiều vấn đề nóng của thế giới, trong đó tập trung vào chủ đề chính là sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang ở trong tình trạng trì trệ, dù có một số dấu hiệu tăng trưởng song vẫn chưa thật rõ rệt. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi khác tăng trưởng chậm lại.

Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo G7 sẽ cùng nhau tìm kiếm các biện pháp để phát huy tối đa hiệu quả 3 công cụ tài chính là chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tái cấu trúc nền kinh tế. Ông Abe hối thúc các nước áp dụng các chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện và tình hình ở mỗi nước nhằm điều tiết hiệu quả kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng khẳng định thực hiện các cam kết về việc giữ ổn định cho thị trường ngoại hối.

Bên cạnh vấn đề kinh tế, Hội nghị G7 sẽ đề cập đến một số vấn đề nổi cộm khác như chủ nghĩa khủng bố, cuộc khủng hoảng tại Syria và Ukraine, vấn đề người di cư, vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, chính sách đối ngoại của G7, vấn đề biến đổi khí hậu, năng lượng, tăng cường năng lực và vai trò của nữ giới, an ninh mạng.

Vấn đề Biển Đông dự kiến cũng nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị G7 lần này. Các nhà lãnh đạo G7 lên án bất kì hành động khiêu khích nào nhằm thay đổi nguyên trạng trên vùng biển này, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Hội nghị G7 đề cập đến vấn đề Biển Đông. “G7 nên tập trung vào việc thảo luận các vấn đề của mình hơn là quan tâm đến các xung đột của các nước khác”,Tân Hoa xã đưa tin.

Nhân dịp tới Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ có chuyến thăm lịch sử tới thành phố Hiroshima vào ngày mai 27/5. Ông Obama sẽ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm nơi hơn 70 năm trước đã phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của bom nguyên tử do quân đội Mỹ thả xuống trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top