ClockThứ Sáu, 04/05/2018 18:33

Khả năng nào để ASEAN chấm dứt mối đe dọa an ninh mạng

TTH.VN - Khu vực Đông Nam Á là một khu vực phát triển. Nền kinh tế kỹ thuật số của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hiện tạo ra 150 tỷ USD doanh thu hàng năm và có khả năng bổ sung thêm 1 nghìn tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thập kỷ tới.

New York hỗ trợ công cụ an ninh mạng miễn phí để ngăn tin tặcWEF thành lập Trung tâm An ninh mạng Toàn cầu mớiIndonesia thành lập cơ quan an ninh mạng đối phó chủ nghĩa cực đoanNATO tăng cường an ninh đối phó với vụ tấn công mạng mớiSingapore thúc đẩy ASEAN chuyển giao công nghệ an ninh mạngHội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32: ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập khu vựcASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thống

Một thành viên của Quân đội chuyên về phòng thủ trên mạng. Ảnh: AFP

Công nghệ thông tin (CNTT) đang nhanh chóng định hình lại cách công dân ASEAN sống, làm việc và tương tác với nhau. Với dân số trẻ, khoảng 40% dưới 30 tuổi, hầu hết quen thuộc với lĩnh vực kỹ thuật số và kết nối với hệ sinh thái kỹ thuật số khu vực bằng cách này hay cách khác.

Những năm gần đây, khu vực đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng của các trang web thương mại điện tử như Lazada và Alibaba, gia tăng số người dùng phương tiện truyền thông xã hội và sự phát triển của internet và sự thâm nhập của điện thoại thông minh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn của khu vực.

Tuy nhiên, có một mặt trái của điều này, trong bối cảnh khu vực tiến triển trong lĩnh vực mạng, các quốc gia đang vô tình đối mặt với mối đe dọa của những cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Tờ The Asean Post ngày hôm nay (4/5) có bài viết phân tích vấn đề này.

Theo một báo cáo của công ty tư vấn quản lý AT Kearney, chi phí an ninh không gian mạng của các quốc gia thành viên ASEAN được cho là "không tươi sáng" khi đặt trong sự so sánh với mức trung bình toàn cầu. Điều này có khả năng dẫn đến 1.000 công ty hàng đầu ASEAN mất gần 750 tỷ USD vốn hóa thị trường. Để ngăn chặn điều này, khối 10 quốc gia thành viên sẽ phải chi khoảng 171 tỷ USD vào an ninh mạng từ năm 2017 đến năm 2025.

Do hạn chế về tài chính, các quốc gia không đủ khả năng để phát triển các khuôn khổ ở cấp quốc gia, nhằm chống lại mối đe dọa xuyên biên giới này. Do đó, các giải pháp phải có tính khả thi về mặt tài chính và được áp dụng theo khu vực để trở thành một rào cản mạnh mẽ đối với các cuộc tấn công như vậy.

Trước tình hình đó, Singapore, Chủ tịch ASEAN trong năm nay đã gợi ra một số kết quả tích cực trong nỗ lực này. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác an ninh không gian mạng đã được chính thức công bố trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 vừa kết thúc hồi tuần trước.

Văn bản tái khẳng định sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên và nhiệm vụ của các bộ liên quan của những quốc gia này, để đưa ra đề xuất và biện pháp nhằm chống lại mối đe dọa tấn công mạng.

Bên cạnh đó, Trung tâm xây dựng năng lực an ninh không gian ASEAN-Nhật Bản (AJCCBC) sẽ được thành lập vào tháng 6 tới, nhằm đào tạo lên đến 1.200 nhân viên cơ quan an ninh đến năm 2021. Hợp tác an ninh không gian mạng với Nhật Bản chắc chắn là một đề xuất được hoan nghênh, bởi ASEAN có thể tận dụng những kinh nghiệm của họ trong việc đối phó với các mối đe dọa không gian mạng.

Trên hết, Singapore cũng đang đầu tư vào một Chương trình Năng lực Mạng ASEAN (ACCP) kể từ năm 2016, với mục đích tài trợ cho việc xây dựng năng lực để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Chương trình bao gồm các hội thảo, hội nghị và cố vấn, giúp cho việc hình thành các chính sách và chiến lược về an ninh mạng, sẽ được phát triển ở cấp độ trong nước.

Sau tất cả, các công ty thương mại điện tử của Trung Quốc, những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon và thậm chí là những người hoạt động trong lĩnh vực CNTT trong nước cần có một không gian mạng an toàn để khai thác tiềm năng này. Các mối đe dọa như thế này là không thể tránh khỏi trong bối cảnh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và chiến đấu với chúng.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Asean Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

TIN MỚI

Return to top