ClockThứ Tư, 18/04/2018 06:55

IMF: Thế giới cần chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn hơn

TTH.VN - Trong khi nền kinh tế thế giới tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng trên diện rộng, báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng, có thể sẽ có những sóng gió trong thời gian sắp tới, gây ra bởi chủ nghĩa bảo hộ hay các cuộc chiến thương mại ngày càng tăng.

IMF thiết lập ngân sách hành chính năm 2018 ở mức 1,1 tỷ USDIMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầuIMF, WTO, OECD cam kết bảo vệ thương mại tự do

Một cảng hàng ở Sri Lanka. Ảnh: WB

Báo cáo nêu rõ, "tăng trưởng toàn cầu dự kiến ​​sẽ dịu bớt trong vài năm tới". Nhìn vào các nền kinh tế lớn nhất, Triển vọng Kinh tế Thế giới - báo cáo 6 tháng của IMF về sức khoẻ của nền kinh tế quốc tế, cho thấy dự báo tăng trưởng ở mức 2,4% đối với khu vực đồng euro, 1,2% đối với Nhật Bản, 6,6% đối với Trung Quốc và 2,9% cho Hoa Kỳ.

Ông Maurice Obstfeld, Tham tán kinh tế kiêm Giám đốc Nghiên cứu của IMF, cơ quan chuyên trách của LHQ, đang nỗ lực để đảm bảo sự ổn định trong hệ thống tài chính toàn cầu, mặc dù có những tin tức tốt trong thời gian gần đây nhưng triển vọng dài hạn sẽ chững lại. Ông cho rằng: "Các nền kinh tế tiên tiến - đối mặt với tình trạng dân số người già, tỷ lệ tham gia vào lao động giảm và tăng trưởng năng suất thấp - sẽ không thể lấy lại được mức tăng trưởng bình quân đầu người mà những nước này từng đạt được trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu".

IMF đang tổ chức các cuộc họp mùa xuân hàng năm ở Washington D.C với Ngân hàng Thế giới, tiếp tục lặp lại lời khuyên rằng tăng trưởng theo chu kỳ hiện nay mang lại cho các nhà hoạch định chính sách cơ hội tốt để tăng trưởng dài hạn hơn. Theo lời ông Obstfeld, "các quốc gia cần phải xây dựng lại bộ đệm tài chính, ban hành những cải cách về cơ cấu và chỉ đạo chính sách tiền tệ một cách thận trọng trong một môi trường phức tạp và đầy thử thách như hiện nay".

Căng thẳng thương mại

Mặc dù một số chính phủ đang theo đuổi những cải cách kinh tế đáng kể, các vụ tranh chấp thương mại có thể dẫn đến những thay đổi từ những bước xây dựng mà họ cần thực hiện để cải thiện và bảo đảm triển vọng tăng trưởng. Tuy tăng trưởng kinh tế lan rộng, nhưng sự lạc quan của công chúng đã bị xói mòn theo thời gian do xu hướng phân cực trong công ăn việc làm và lương bổng, làm tăng nguy cơ phát triển chính trị có thể gây bất ổn cho các chính sách kinh tế.

Ông Obstfeld nhấn mạnh: "Các chính phủ cần phải vượt qua những thách thức trong việc tăng cường tăng trưởng, mở rộng các lợi ích của mình một cách rộng rãi hơn, mở rộng cơ hội kinh tế thông qua đầu tư vào con người..., có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của công việc".

Căng thẳng thương mại bắt đầu từ hồi đầu tháng 3 vừa qua khi Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế lên thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia, khiến Trung Quốc đáp trả bằng việc đánh thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Song song đó, ông Obstfeld cho rằng: "các thỏa thuận tự do, nếu phù hợp với các quy định đa phương, cũng có thể tạo ra một bàn đạp hữu ích cho thương mại mở".

Mặc dù mỗi Chính phủ có thể tự mình nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn, nhưng sự hợp tác đa phương vẫn cần thiết để giải quyết hàng loạt các thách thức - bao gồm biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm, an ninh mạng, thuế doanh nghiệp và tham nhũng.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN news)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

TIN MỚI

Return to top