ClockThứ Sáu, 07/12/2018 14:40

Hòa đàm Yemen: Khởi đầu mới được kỳ vọng

Chiều 6/12, tại Thụy Điển, vòng hòa đàm Yemen do Liên Hiệp quốc (LHQ) bảo trợ đã bắt đầu với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt bạo lực ở YemenĐặc phái viên Liên Hợp quốc đến Yemen để nối lại đàm phán hòa bìnhYemen nhận đợt viện trợ lương thực đầu tiên trong nhiều tuầnLHQ: Yemen đang hứng chịu dịch tả tồi tệ nhất thế giới

Người dân Yemen, khu vực và cả thế giới đều đang dõi theo sự kiện được đánh giá là “Cơ hội then chốt” và “cột mốc quan trọng” để chấm dứt cuộc nội chiến 4 năm qua tại quốc gia “nghèo nhất” Trung Đông này.

Hòa đàm Yemen được coi là khởi đầu mới được cả thế giới và người dân quốc gia này kỳ vọng. Ảnh: Reuters

Với nhiều nỗ lực của LHQ, đặc biệt là Đặc phái viên Martin Griffiths, các bên đối địch Yemen, một bên là Chính phủ, một bên là lực lượng nổi dậy Houthi đã bước vào bàn đàm phán sau khi nhiều bước đi xây dựng niềm tin đã được thực hiện như: trao đổi tù bình, việc Houthi ngừng bắn tên lửa nhằm vào các nước thành viên liên quân Arab, hay việc cho phép các thành viên Houthi bị thương ra nước ngoài chữa trị.

Thụy Điển là quốc gia tổ chức vòng hòa đàm Yemen, được nối lại sau 2 năm. Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom hy vọng các bên Yemen sẽ đàm phán một cách có trách nhiệm, để cứu vãn thảm kịch nhân đạo thảm khốc đang diễn ra tại quốc gia Trung Đông này và có nguy cơ sẽ còn tồi tệ hơn:

“Thụy Điển đang hỗ trợ đầy đủ các nỗ lực của LHQ và Đặc phái viên về một giải pháp cho cuộc xung đột Yemen. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục là bên thứ 3 được tổ chức các hội nghị cấp cao cho Yemen, sau Thụy Sĩ và LHQ vào đầu năm 2019”, ông Wallstrom nói.

Từ New York, Mỹ, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng kêu gọi các bên Yemen đàm phán một cách vô điều kiện, bày tỏ thiện chí và đối thoại mềm dẻo để vòng hòa đàm có thể đạt tiến bộ. Còn với riêng Đặc phái viên Martin Griffiths, đây mới một sự khởi đầu “thành công” cho tiến trình đối thoại để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vấn đề.

Ông Griffiths chia sẻ: “Chúng tôi, các nhà hòa đàm Yemen, đang có mặt tại đây. Đó là một thành công lớn. Nhưng chúng tôi còn tham vọng nhiều hơn thế. Hơn hết, chúng tôi muốn phác thảo ra một giải pháp cuối cùng và đánh giá các bước đi của chúng tôi giờ đây liệu có đúng hướng hay không”.

Theo ông Martin Griffiths, đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Yemen và các bên đối địch sẽ phải tự quyết định số phận tương lai của mình. Hiện, cả lãnh đạo Chính phủ Yemen lẫn lực lượng Houthi đều mong muốn vòng hòa đàm kết thúc sẽ giúp tình hình Yemen thời gian tới “giảm bạo lực”. Đây cũng chính là kỳ vọng của hàng triệu người dân Yemen.

Được biết, vòng hòa đàm Yemen lần này không ấn định thời gian kết thúc. Tại phiên họp đầu tiên vào chiều qua (6/12), các bên Yemen đã đạt được thỏa thuận về trao đổi hàng nghìn tù binh. Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, ít nhất 5.000 tù binh sẽ được thả tự do với thỏa thuận mới đạt được này.

Theo kế hoạch, một số bước đi mới trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên, việc mở cửa không phận sân bay quốc tế Sana’a cũng như việc quản lý cảng biển Hodeidah sẽ được thảo luận trong những ngày tới.

Theo Đặc phái viên Martin Griffiths, LHQ sẵn sàng đóng một vai trò đối với Cảng Hodeidah, nếu các bên Yemen chấp thuận. Hiện LHQ muốn đưa Cảng Hodeidah ra khỏi cuộc chiến do những lo ngại xung đột tại đây sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới vấn đề nhân đạo trên toàn đất nước Yemen./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

TIN MỚI

Return to top