ClockThứ Tư, 26/12/2018 14:55

Diễn biến khó lường tại khu vực vừa hứng chịu sóng thần ở Indonesia

TTH.VN - Tăng cường nỗ lực tìm kiếm cứu nạn sau thảm họa sóng thần, vừa qua, lực lượng cứu hộ Indonesia đã sử dụng máy bay không người lái, chó nghiệp vụ và máy móc hạng nặng để tìm kiếm người còn sống dọc khu vực bờ biển phía tây Java.

Nạn nhân sống sót đối mặt nhiều khó khănIndonesia khẩn trương tìm kiếm nạn nhân sống sót sau thảm hoạ sóng thầnLHQ, EU cam kết giúp đỡ và viện trợ cho Indonesia sau thảm hoạ sóng thầnSóng thần tấn công Indonesia: Con số người chết tăng

Tro bụi bốc lên từ miệng núi lửa Anak Krakatoa ngày 23/12/2018. Ảnh: CNA

Tính đến thời điểm hiện tại, do mưa lớn khiến tầm nhìn thấp, công tác tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình ngày càng xấu, giới chức Indonesia ngày 26/12 phát hành cảnh báo về  khả năng “thời tiết cực kỳ khắc nghiệt và có thể xảy ra những đợt sóng cao” xung quanh khu vực núi lửa Anak Krakatoa đang phun trào, qua đó khuyến cáo người dân tránh xa khu vực bờ biển - nơi sóng thần đã bất ngờ ập đến hồi cuối tuần trước, cướp đi sinh mạng của hơn 400 người.

Nâng cao hiệu quả cảnh báo, Người đứng đầu Cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) Dwikorita Karnawati cho biết: “Chúng tôi đã lắp đặt và phát triển một hệ thống giám sát tập trung vào sự rung chuyển của núi lửa Anak Krakatau. Nhờ đó, chúng tôi có thể đưa ra những cảnh báo sớm hơn”. Hiện tượng thời tiết ngày càng chuyển biến xấu sẽ khiến núi lửa trở nên khó kiểm soát.

Trong một dữ kiện khác có liên quan, phát ngôn viên của Cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia thông tin: “Chúng tôi đang bắt đầu triển khai tìm kiếm tại một số khu vực mà trước đó lực lượng cứu hộ nghĩ sẽ không bị ảnh hưởng. Thật bất ngờ, trên thực tế là có rất nhiều nạn nhân ở đó”.

Kể từ khi sóng thần đi qua, con số thương vong đã và đang ngày càng tăng cao. Hiện có chính xác 429 trường hợp đã xác nhận thiệt mạng, ít nhất 154 người vẫn còn mất tích, hơn 1.400 người khác bị thương và hàng ngàn người đã nhanh chóng được sơ tán đến khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn.

Được biết, Anak Krakatoa là đảo núi lửa nhỏ nổi lên từ đại dương vào khoảng nửa thế kỷ từ sau vụ phun trào năm 1883 của núi lửa Krakatoa. Thảm họa sóng thần xảy ra vào ngày 22/12 vừa qua đã phá hủy một khu vực rộng khoảng 64 ha trên hòn đảo, tương đương với khoảng 90 sân bóng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

TIN MỚI

Return to top