ClockThứ Tư, 07/11/2018 15:04

Đảng Dân chủ và Cộng hòa chia nhau nắm giữ 2 viện Quốc hội Mỹ

Đảng Cộng hòa đã dễ dàng duy trì đa số tại Thượng viện trong khi đảng Dân chủ đã nắm quyền kiểm soát Hạ viện.

Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Công tác kiểm phiếu bắt đầu được tiến hànhMỹ: Bầu cử giữa kỳ khó đoán địnhHàng chục triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳMỹ giám sát chống gian lận bầu cử giữa kỳ tại 19 bang

Kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ năm 2018 đã không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn và kết quả của các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử. Đảng Cộng hòa đã dễ dàng duy trì đa số tại Thượng viện trong khi đảng Dân chủ đã nắm quyền kiểm soát Hạ viện.

Đảng Dân chủ và Cộng hòa chia nhau nắm giữ 2 viện Quốc hội Mỹ. Ảnh: CNN

Đảng Cộng hòa đã giành được 51/100 ghế Thượng viện, trong đó có 3 ghế từ đảng Dân chủ. Trong khi đó, đảng Dân chủ đã giành lại 25 ghế từ tay đối thủ Cộng hòa, đồng thời bảo toàn được số ghế đang nắm giữ tại Hạ viện khóa 115. Với kết quả trên, đảng Dân chủ sẽ giành được hơn 218 trên tổng số 435 ghế theo luật định và qua đó giành lại quyền kiểm soát Hạ viện. 

Quốc hội Mỹ khóa mới (khóa 116) khai mạc ngày 20/1/2019 sẽ ở thế lưỡng cực khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chia nhau mỗi đảng nắm giữ một viện lập pháp. Dù không bảo toàn được con số 49 ghế tại Thượng viện, song cuộc bầu cử được nhìn nhận là thắng lợi của đảng Dân chủ khi họ hoàn thành mục tiêu giành lại quyền kiểm soát ít nhất 1 trong 2 viện lập pháp. Đây là lần đầu tiên đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện trong 8 năm qua.

Kết quả bầu cử giữa kỳ năm 2018 cũng báo hiệu 2 năm cuối nhiệm kỳ đầy khó khăn đối với Tổng thống Donald Trump khi đảng Cộng hòa của ông không còn nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội. Với việc đảng Cộng hòa tiếp tục nắm đa số tại Thượng viện trong khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện, chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Trump cơ bản sẽ không có thay đổi nhiều, tuy nhiên sẽ có những gián đoạn và điều chỉnh nhất định. 

Việc thực hiện các chính sách cả đối nội và đối ngoại chắc chắn gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn trước đây. Về đối nội, việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề người nhập cư, tìm kiếm thay thế chính sách y tế Obamacare, thúc đẩy chính sách y tế mới, kiểm soát súng đạn, phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác vốn đã bế tắc sẽ càng bế tắc hơn. 

Chính sách đối ngoại, vốn do Thượng viện quyết định cơ bản sẽ không thay đổi nhiều, tuy nhiên, chính quyền Trump sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi thực hiện chiến lược nước Mỹ trên hết với các biện pháp trừng phạt và gây sức ép. Các nghị sĩ Dân chủ cũng có thể thách thức các chính sách ông Trump theo đuổi trong mối quan hệ với Triều Tiên, Nga hay Saudi Arabia hay buộc Tổng thống phải thu hẹp lại các tham vọng lập pháp, chẳng hạn như lời hứa xây tường biên giới với Mexico, thông qua gói cắt giảm thuế thứ hai hay việc thực hiện các chính sách cứng rắn về thương mại.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top