ClockChủ Nhật, 19/06/2016 06:06

Cần 122 triệu USD để đối phó với Zika trên toàn cầu

TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày hôm qua (17/6) cho biết, cần có khoảng 122 triệu USD để ngăn chặn và quản lý các biến chứng bệnh khi virus Zika đang lan rộng khắp châu Mỹ và gây ra dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

LHQ thành lập quỹ tín thác đa phương ứng phó với ZikaBộ Y tế công bố hết dịch Zika tại TPHCM và Khánh HoàBiến đổi khí hậu làm gia tăng sự lây lan của ZikaMỹ khuyến cáo các cặp đôi không nên mang thai nếu nhiễm ZikaPAHO ban hành hướng dẫn mới để chẩn đoán virus Zika

Nhân viên y tế đang khử trùng như một biến pháp phòng ngừa nhằm tiêu diệt muỗi truyền virus Zika. Ảnh: Reuters

Một trọng tâm cụ thể là cần phải hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh đẻ, WHO cho biết khi đặt ra một chiến lược chung sửa đổi với Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO) về cách thức xử lý Zika – một loại virus do muỗi truyền.

Zika đã và đang gây ra tình trạng báo động khắp châu Mỹ kể từ khi những đứa trẻ được sinh ra với tật đầu nhỏ được ghi nhận ở Brazil – quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất do sự bùng nổ của Zika.

Những đứa trẻ mang dị tật bẩm sinh hiếm gặp này có kích thước đầu nhỏ bất thường và gặp một số các vấn đề nghiêm trọng về khả năng phát triển. Theo WHO, các nhà chức trách Brazil đã xác nhận hơn 1.400 trường hợp đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh có mẹ bị phơi nhiễm Zika trong khi mang thai.

Trước đó, hôm 16/6, các quan chức y tế của Hoa Kỳ cho biết có 3 trẻ sơ sinh được sinh ra với dị tật bẩm sinh liên quan đến virus Zika có khả năng bị phơi nhiễm trong trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ.

Tổng giám đốc WHO Margaret Chan khẳng định đã học được nhiều bài học về Zika, về cách thức lây lan, hậu quả khi nhiễm bệnh và phương pháp kiểm soát dịch bệnh khi cơ quan y tế toàn cầu đặt ra kế hoạch phản ứng ban đầu hồi đầu năm nay. WHO tuyên bố tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp trên toàn cầu đối với Zika vào tháng 2/2016,.

"Phản ứng giờ đây đòi hỏi cần có một chiến lược tích hợp và đặc biệt, trong đó việc hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh đẻ là vấn đề cốt lõi", bà Chan cho biết trong một tuyên bố. Trong khi đó, WHO cũng nói rằng kế hoạch này nêu bật một vài khía cạnh của sự bùng nổ Zika "yêu cầu một phản ứng kết hợp trên toàn cầu".

Tổng giám đốc Chan cũng cho rằng, "cơ chế tài trợ chặt chẽ" là điều cần thiết để kế hoạch được thực hiện thành công, và ghi nhận số lượng các nhà tài trợ tham gia vào các hoạt động đối phó với Zika trên toàn cầu đã tăng từ 23 lên đến 60 nhà tài trợ trong tháng 2 năm 2016.

WHO, PAHO và các cơ quan khác nói rằng, họ cần 121,9 triệu USD để thực hiện kế hoạch sửa đổi từ nay đến tháng 12/2017.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Dailymail)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top