ClockThứ Ba, 16/04/2019 06:33

Báo động từ WHO: Số ca mắc sởi tăng gấp 4 lần trong quý I/2019

TTH.VN - Dựa trên số liệu sơ bộ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/4 cho biết số ca mắc sởi trên toàn thế giới trong quý đầu tiên của năm 2019 đã lên đến 112.163 ca, tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

New York: Quận Rockland tuyên bố tình trạng khẩn cấp về bệnh sởiDịch sởi bùng phát tại New ZealandVắc-xin sởi không gây ra bệnh tự kỷBùng phát sởi toàn cầu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho trẻ emDịch sởi quay lại: Sự trả giá của trào lưu chống vaccinePhilippines đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sởi

Một cậu bé chuẩn bị được tiêm vaccine ở Liberia. Ảnh: UN

Là căn bệnh có thể phòng ngừa được thông qua 2 liều vaccine an toàn và hiệu quả nhưng lại rất dễ lây lan, sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mù, điếc, tổn thương não hay thậm chí chết người, nhất là ở trẻ nhỏ. WHO nói rằng tỷ lệ mắc sởi cao hơn đã được ghi nhận ở tất cả các khu vực trên thế giới, từ đó kêu gọi cần có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng tốt hơn. "Mặc dù dữ liệu này chỉ mới là tạm thời và chưa đầy đủ, nhưng nó cho thấy một xu hướng rõ ràng rằng nhiều quốc gia đang ở tâm điểm của những đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng, với tất cả các khu vực trên thế giới đều chứng kiến các vụ gia tăng liên tục", cơ quan y tế của LHQ cho biết trong một tuyên bố.

Lan rộng khắp toàn cầu

Các vụ bùng phát dịch sởi mới đã xuất hiện ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Madagascar, Myanmar, Philippines, Sudan, Thái Lan và Ukraine, "gây ra nhiều cái chết - chủ yếu là ở trẻ nhỏ", WHO báo động. Dù không đưa ra thống kê cụ thể số ca tử vong nhưng WHO ước tính chỉ có 1/10 trường hợp được báo cáo trên toàn cầu.

"Trong những tháng gần đây, sự gia tăng số lượng ca bệnh cũng đã xảy ra ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, bao gồm cả ở Mỹ, Israel, Thái Lan và Tunisia, vì căn bệnh này đã nhanh chóng lây lan giữa các nhóm người chưa được tiêm chủng", tuyên bố của WHO nhấn mạnh.

Nằm trong tâm dịch, các quan chức y tế liên bang của Mỹ cho biết, số ca mắc sởi được xác nhận ở nước này trong năm nay cũng đã tăng gần 20%. Tính đến ngày 11/4, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ghi nhận 555 trường hợp mắc sởi kể từ đầu năm, tăng từ 465 ca được xác nhận vào ngày 4/4, trải rộng ở 20 tiểu bang trên khắp đất nước. Đây được coi là đợt bùng phát dịch sởi tồi tệ thứ 2 trong gần hai thập kỷ qua ở quốc gia này.

Trước đó, Bộ Y tế Philippines (DOH) cũng tuyên bố dịch sởi bùng phát, với số ca tử vong chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã chiếm đến 67% so với tổng số trường hợp tử vong do sởi trong cả năm 2018. WHO cảnh báo rằng, khoảng 2,6 triệu trẻ em Philippines có nguy cơ mắc sởi. Trong khi đó, Thái Lan và Việt Nam cũng đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc sởi, xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành ở mỗi nước.

Chống vaccine – quan điểm sai lầm

Mỹ từng tuyên bố bệnh sởi đã được loại bỏ khỏi đất nước vào năm 2000, có nghĩa là virus không còn tồn tại quanh năm. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn xảy ra hàng năm, điển hình là khi những người không được tiêm phòng từ nhiều nước trên thế giới - nơi căn bệnh này vẫn còn phổ biến, mang theo mầm bệnh du lịch đến quốc gia này.

Theo các quan chức y tế địa phương, thành phố New York đã ghi nhận ít nhất 285 trường hợp mắc sởi kể từ tháng 10/2018, phần lớn là các thành viên của cộng đồng Do Thái Chính thống ở Brooklyn.

Thực tế, nhiều bậc phụ huynh phản đối tiêm vaccine vì cho rằng các thành phần có trong vaccine phòng sởi có thể gây ra bệnh tự kỷ hoặc các rối loạn khác, do đó không cho con cái họ tiêm chủng. Điều này hoàn toàn trái với các bằng chứng khoa học và là quan điểm sai lầm. Nhưng đáng lo ngại, con số này đang này càng gia tăng, cả ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Đối mặt với tình trạng này, tuần trước Thị trưởng thành phố New York đã tuyên bố vụ tình trạng khẩn cấp y tế công cộng do sởi và ra lệnh cho những người không được tiêm chủng ở các khu vực bị ảnh hưởng của Brooklyn phải tiêm vaccine hoặc đối mặt với án phạt. Trước đó, các quan chức y tế cho biết họ đã nhìn thấy những tờ rơi chống vaccine chứa thông tin sai lệch được phân phát ở các khu vực bị ảnh hưởng tại Brooklyn. Được biết, dịch sởi bùng phát ở đây xảy ra là do một đứa trẻ chưa được tiêm phòng trở về sau chuyến đi đến Israel, nơi cũng đang vật lộn với một ổ dịch.

Trong khi đó tại Philippines, niềm tin vào việc tiêm chủng cũng bị tổn hại bởi những tin tức giả mạo, tuyên bố cường điệu và không chính xác được đưa ra sau khi chương trình tiêm vaccine phòng chống sốt xuất huyết hàng loạt được thực hiện bởi chính quyền trước đó. Trả lời CNN, Giám đốc Cục kiểm soát và phòng chống dịch bệnh y tế Philippines tiết lộ rằng tỷ lệ tiêm chủng đã giảm mạnh từ 70% trong năm 2017 xuống chỉ còn 39% vào năm 2018 do những tranh cãi quanh việc tiêm vaccine Dengvaxia. DOH cho biết 80% những người chết vì bệnh sởi, cũng như 61% những người mắc bệnh chưa được tiêm phòng.

Ở Việt Nam, tỷ lệ tiêm chủng cũng thấp, có tới 90% những người mắc sởi mắc bệnh ở đây không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Trước thực trạng này, WHO kêu gọi tăng cường tỷ lệ bao phủ tiêm chủng tối đa để bảo vệ người dân. Tổ chức này cho biết, tỷ lệ bao phủ tiêm chủng toàn cầu với liều đầu tiên đã "bị đình trệ" ở mức 85%, so với mức cần thiết là 95% để ngăn chặn dịch bệnh, và đến nay vẫn có 25 nước trên thế giới không bao gồm liều vaccine thứ hai trong các chương trình tiêm chủng quốc gia của mình.

Cùng với WHO, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cũng cho rằng chính phủ các nước cần phải đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc cơ bản và chương trình tiêm chủng, đảm bảo các dịch vụ này có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và thực sự đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh, nhất là những cộng đồng nghèo nhất, có hoàn cảnh khó khăn nhất.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse, Reuters & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

TIN MỚI

Return to top