ClockThứ Bảy, 16/02/2019 13:40

ASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vực

TTH.VN - Dưới sự chỉ đạo của Thái Lan - chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2019, khối khu vực đang nỗ lực tìm cách phát triển và thu lại lợi nhuận từ việc quảng bá khắp thế giới về sự thống nhất khi kết hợp rất nhiều nền văn hóa khác nhau.

ASEAN sẽ dựa vào nhu cầu nội địa để tăng trưởng trong năm 2019FTA EU-Singapore được phê chuẩn, tạo tiền đề cho FTA EU-ASEANASEAN: Thương mại điện tử “thắng lớn” dịp tếtAnh công bố các chương trình trị giá 43 triệu USD cho ASEAN

ASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vực. Ảnh: ASEAN Breaking News

Theo đó, trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình, thách thức khó khăn nhất mà Thái Lan phải đối mặt là tìm ra lối sách nhằm khai thác sự đa văn hóa của khu vực, đồng thời thúc đẩy một ngành công nghiệp sáng tạo thống nhất. Bằng không, những hậu quả xảy ra sẽ kiềm chế sự phát triển, tổi hại đến uy ín của khối và cản trở việc theo đuổi các mục tiêu của ASEAN 4.0.

Vào tháng này, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã phát động năm văn hóa ASEAN 2019, với việc tổ chức hàng loạt chuỗi sự kiện văn hóa kéo dài 12 tháng có sự tham gia và liên quan đến tất cả 10 nước thành viên ASEAN.

Sự kiện là một phần trong chuỗi nỗ lực mạnh mẽ của Thái Lan nhằm thúc đẩy tình đoàn kết về kinh tế và chính trị trong một khu vực đang tìm kiếm đòn bẩy thương mại với phần còn lại của thế giới, từ đó cùng nhau phát triển cùng có lợi nhằm đạt được mục tiêu “hợp tác tiến bộ vì sự phát triển vững”.

Trả lời trước báo giới tại buổi họp ở Bangkok với sự tham gia của đại diện các nước thành viên và các nhà ngoại giao nước ngoài, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định: “Chúng tôi sẽ cùng nhau tiến về phía trước, sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau khi chúng tôi tuân theo các mục tiêu Phát triển bền vững năm 2030 của Liên Hiệp quốc. Chúng tôi sẽ nỗ lực biến sự đa dạng trong văn hóa khu vực thành một ngành công nghiệp sáng tạo và thúc đẩy khu vực thành ASEAN 4.0”.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập

TIN MỚI

Return to top