ClockThứ Ba, 25/06/2019 19:50

AMRO giảm dự báo tăng trưởng ASEAN+3 xuống 4,9% trong năm 2019 – 2020

TTH - Theo xu hướng toàn cầu, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã sụt giảm trong khu vực ASEAN+3.

AMRO: Tăng trưởng kinh tế ASEAN+3 sẽ chậm lại trong năm nayAMRO: Châu Á cần ưu tiên ổn định tăng trưởng khi rủi ro gia tăng

Tăng trưởng của ASEAN+3 dự báo giảm xuống 4,9% trong năm 2019. Ảnh minh hoạ: Gmanetwork.com

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã hạ dự báo tăng trưởng khu vực. Theo đó, tăng trưởng cơ bản hiện được kỳ vọng ở mức 4,9% trong năm 2019 và 2020, giảm so với ước tính 5,1% được đưa ra hồi đầu tháng 5, AMRO cho biết trong báo cáo cập nhật tháng 6 về triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Trong một kịch bản xấu hơn khi Mỹ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm xuống 4,7% trong năm 2019 và 4,5% trong năm 2020. Ngoại trừ Việt Nam và Philippines, giá trị xuất khẩu quanh khu vực đã suy yếu kể từ tháng 10/2018, dẫn đầu là Nhật Bản và Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản là một điểm sáng trong quý I/2019, nhưng các chỉ số cập nhật về điều kiện kinh doanh hàng tháng của nước này cho thấy một triển vọng yếu hơn sẽ diễn ra trong quý II.

Theo xu hướng toàn cầu, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã sụt giảm trong khu vực ASEAN+3. Báo cáo lưu ý rằng, phạm vi trung bình giữa thông số PMI tối đa và tối thiểu của khu vực hẹp hơn phạm vi trung bình toàn cầu, cũng như của Eurozone, các thị trường phát triển hay các thị trường mới nổi khác. Điều này cho thấy các hoạt động sản xuất thông qua các chuỗi cung ứng khu vực ASEAN+3 được liên kết chặt chẽ hơn so với các khu vực khác, Business Times trích dẫn nhận định từ báo cáo.

Trong các thị trường tài chính, các thị trường mới nổi trong khu vực tiếp tục chứng kiến dòng vốn ròng tích cực hỗ trợ cho nhu cầu mạnh mẽ của trái phiếu nước ngoài. Thị trường vốn cổ phần khu vực cũng đã hồi phục song song với thị trường toàn cầu, được thúc đẩy bởi tín hiệu từ các ngân hàng trung ương lớn rằng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nếu triển vọng tăng trưởng tiếp tục xấu đi.

Tuy nhiên, hầu hết các loại tiền tệ trong khu vực đã mất giá do những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang và sự xuất hiện thêm của một số quốc gia châu Á trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ gần đây.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

TIN MỚI

Return to top